Thị trường chứng quyền 29/03/2023: Tiếp tục trong vùng giằng co?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2023, toàn thị trường có 25 mã tăng, 25 mã giảm và 22 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.13 triệu đơn vị.
CTCP Dịch vụ di động trực tuyến (viết tắt: M_Service) vừa công bố việc hoàn tất nhận chuyển nhượng 4,41 triệu cổ phiếu, tương đương 49% vốn điều lệ của CTCP Chứng khoán CV (CVS) từ các ông Jiang Wen và Nguyễn Kim Hậu. Giao dịch được thực hiện vào ngày 9/6/2022.
M_Service là công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trên di động (mobile payment) dưới thương hiệu MoMo. Với thương vụ thâu tóm cổ phần công ty chứng khoán CVS nêu trên, MoMo đã tiếp nối Finhay để trở thành công ty fintech tiếp theo tại Việt Nam thâu tóm một công ty chứng khoán.
Trước đó, như VietTimes từng đề cập , nhóm Finhay đã thâu tóm thành công CTCP Chứng khoán Vina (Vina Securities). Thông tin này được ông Nghiêm Xuân Huy – nhà sáng lập Finhay – công bố chính thức trên trang Facebook cá nhân, chỉ ít ngày sau khi Vina Securities được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đồng ý chấm dứt tình trạng đình chỉ hoạt động.
Đáng chú ý, đằng sau sự phát triển của MoMo hay Finhay đều có bóng dáng của một công ty chứng khoán, cụ thể là CTCP Chứng khoán Thiên Việt (Mã CK: TVS).
Tính đến cuối quý 1/2022, TVS ghi nhận giá gốc cho các khoản đầu tư vào M_Service và Finhay Việt Nam lần lượt ở mức 27,8 tỉ đồng và 62,4 tỉ đồng.
Các khoản đầu tư này của TVS được tin rằng có giá trị lên tới cả nghìn tỉ đồng khi M_Service (đơn vị sở hữu ví điện tử MoMo) từng được định giá lên tới 2,27 tỉ USD, trong khi Finhay cũng là ứng dụng đầu tư, tích luỹ phổ biến tại Việt Nam.
Thành lập từ năm 2009, CVS tiền thân là Công ty Chứng khoán Hồng Bàng, rồi đổi tên thành CTCP Chứng khoán Hưng Thịnh.
Ông Nguyễn Kim Hậu – đối tác chuyển nhượng cổ phần CVS cho M_Service – cũng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty chứng khoán này.
Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT CVS Jia Minghui nắm giữ 44,44% vốn điều lệ công ty. Đây là số cổ phần mà ông Jia Minghui nhận chuyển nhượng từ Viet Ocean Securities (International) Financial Holdings Co., Ltd vào ngày 5/5/2022.
Sau nhiều năm chìm trong thua lỗ, CVS đã có lãi trở lại trong năm 2021 với khoản lợi nhuận sau thuế 0,164 tỉ đồng. Song, tính đến cuối năm ngoái, công ty này vẫn còn khoản lỗ luỹ kế lên tới 79,8 tỉ đồng, tương ứng với 88,67% vốn góp của chủ sở hữu. Vấn đề này khiến đơn vị kiểm toán nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của CVS.
Ngoài các nhà đầu tư trong nước, sự phát triển của MoMo và Finhay cũng có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tháng 1/2022, M_Service đã tăng vốn điều lệ từ 153,7 tỉ đồng lên 170,6 tỉ đồng. Trong đó, M_Service ghi nhận tới 20 cổ đông ngoại, chiếm 74,8% vốn điều lệ.
Đối với Finhay Việt Nam, cập nhật tới ngày 6/5/2022, công ty này có vốn điều lệ 133,5 tỉ đồng. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 47,4%, bao gồm: Valence Private Investments Limited (3,344% VĐL) và Finhay Pty Ltd (44,095% VĐL)./.
Startup đầu tư Finhay của CEO 9X Nghiêm Xuân Huy hoàn tất mua lại một công ty chứng khoánKết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2023, toàn thị trường có 25 mã tăng, 25 mã giảm và 22 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.13 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, DBC, GMD, LCG, NVB, SHB, PDR, TPB, VIC và VJC.
Ngày hôm qua thị trường Mỹ đã có một phiên xanh đỏ đan xen, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.47% còn 11,768.84 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.16% lên 3977.53 điểm, chỉ số Dow Jones tăng 0.6% lên 32,432.08 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2023, toàn thị trường có 26 mã tăng, 22 mã giảm và 24 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.11 triệu đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2023. Basis hợp đồng VN30F2304 mở rộng so với phiên trước đó và đạt giá trị -9.15 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của VN30-Index.
VN-Index tiếp tục đà tăng điểm với khối lượng khá cao. Tuy nhiên, bên trên chỉ số đang là trendline kháng cự trung hạn nên dự kiến sẽ có rung lắc trong các phiên tới.
Các chỉ số thị trường giằng co mạnh và không có nhiều biến động lớn trong bối cảnh khối lượng duy trì ở mức trung bình cho thấy trạng thái sideway có thể sẽ còn kéo dài.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, DBC, GMD, LCG, NVB, SHB, PDR, TPB, VIC và VJC.
Các chỉ số thị trường khởi đầu tuần mới ngược chiều nhau. VN-Index lúc 9h25 ghi nhận mức giảm 2.2 điểm, giao dịch quanh mức 1,044 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0.31 điểm, giao dịch quanh mức 206 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/03/2023, toàn thị trường có 43 mã tăng, 14 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 1.97 triệu đơn vị.
VN-Index xuất hiện mẫu hình nến gần giống Hammer thị trường đang có cầu tham gia tại vùng giá thấp nhưng khối lượng tương đôi thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn còn giữ tâm lý khá thận trọng.
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.