Thị trường chứng quyền tuần 11-15/12/2023: Diễn biến bất ngờ ở phiên ATC
Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/12/2023, toàn thị trường có 133 mã tăng, 52 mã giảm và 39 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 4.06 triệu CW.
Thị trường chứng quyền 27/09/2023: Sức ép từ thị trường cơ sở vẫn còn lớn?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/09/2023, toàn thị trường có 72 mã tăng, 93 mã giảm và 25 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 1.98 triệu CW.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Thị trường chứng quyền phủ ngập sắc đỏ trước diễn biến tiêu cực của thị trường cơ sở. Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/09/2023, toàn thị trường có 72 mã tăng, 93 mã giảm và 25 mã tham chiếu.
Sự phục hồi chỉ xuất hiện cục bộ tại các chứng quyền HPG, MBB, MSN và MWG nhờ cổ phiếu cơ sở tăng xanh trở lại. Trong khi các chứng quyền HDB, FPT, POW, TCB, VHM, VIC, VIB… vẫn chịu áp lực điều chỉnh trước sức ép từ cổ phiếu cơ sở. Ở chiều tăng, chứng quyền MSN có mức phục hồi tốt nhất với nhiều mã tăng trên 10%, các chứng quyền HPG, MBB, MWG xanh nhẹ quanh 5%. Ngược lại, nhóm chứng quyền VIC, VHM và VRE tiếp tục lùi sâu hơn 10%, các nhóm còn lại lùi nhẹ quanh 5%.
Thanh khoản thị trường đang tập trung tại nhóm chứng quyền HPG (chiếm 19.8% thanh khoản toàn thị trường), chứng quyền STB (chiếm 14.7%) và chứng quyền MWG (chiếm 11.6%).
Nguồn: VietstockFinance
Khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên 26/09 đạt 61.17 triệu CW, tăng 5.24%; giá trị giao dịch đạt 54.29 tỷ đồng, giảm 4.66% so với phiên 25/09. Trong đó, CMWG2307 là mã dẫn đầu thị trường về khối lượng với 4.19 triệu CW; CSTB2321 dẫn đầu về giá trị giao dịch với 3.78 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 26/09 với tổng mức bán ròng đạt 1.98 triệu CW. Trong đó, CHPG2308 và CHPG2307 là hai mã bị bán ròng nhiều nhất.
Công ty chứng khoán KIS hiện đang là tổ chức phát hành có nhiều mã chứng quyền nhất thị trường với 82 mã, theo sau là HSC với 39 mã, SSI với 30 mã, ACBS với 17 mã, VND với 13 mã, VCI với 7 mã, PHS với 2 mã.
Trong phiên 26/09, nhóm chứng quyền thuộc SSI chiếm 60.6% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường, KIS chiếm 19.6%, HSC chiếm 7.2%, ACBS chiếm 6.8%, VND chiếm 4.9%, PHS chiếm 0.6%, VCI chiếm 0.6%.
Nguồn: VietstockFinance
II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 27/09/2023, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CMWG2311 và CVIB2302 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.
Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở sẽ càng lớn. Hiện CMSN2303 và CSTB2307 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường.
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/12/2023, toàn thị trường có 133 mã tăng, 52 mã giảm và 39 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 4.06 triệu CW.
Triển vọng của VN-Index chưa rõ ràng khi tình trạng giằng co kéo dài suốt cả tuần với các cây nến xanh đỏ xuất hiện xen kẽ liên tục.
VN-Index và HNX-Index cùng tăng nhẹ kèm theo khối lượng có sự trồi sụt thất thường nên khó có thể kỳ vọng sẽ có một đợt tăng kéo dài.
Chứng khoán Việt mở cửa trên tham chiếu, tới 9h40, VN-Index tăng 2.3 điểm lên 1,123.8 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/12/2023, toàn thị trường có 95 mã tăng, 67 mã giảm và 62 mã tham chiếu. Khối ngoại quay lại bán ròng với tổng mức bán ròng đạt 849,000 CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 07/12/2023. VN30-Index tiếp tục tăng nhẹ đồng thời xuất hiện mô hình nến Doji với bóng nến dưới dài hơn cùng khối lượng có sự bứt phá mạnh vượt trung bình 20 ngày cho thấy nhà đầu tư đã giao dịch sôi động trở lại.
Kết phiên, VN-Index giảm điểm và xuất hiện mẫu hình nến gần giống Hammer. Điều này chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đang khá giằng co. Ngoài ra, khối lượng giao dịch bật tăng mạnh và đạt mức cao nhất kể từ thời điểm cuối tháng 9/2023 cho thấy dòng tiền đang quay trở lại thị trường.
VN-Index và HNX-Index cùng đảo chiều giảm điểm kèm theo khối lượng có sự gia tăng đột biến và vượt mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư đã quay trở lại.
Trong bối cảnh thị trường biến động khó lường, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành bảo hiểm, tiêu biểu là CTCP PVI (HNX: PVI), đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư nhờ rủi ro thấp và khả năng sinh lời tốt.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DIG, DPM, HDB, HSG, NLG, OCB, STB, VIB và VCI.
Vietstock đã cập nhật và nâng cấp nhiều tính năng mới trên StockChart nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho việc phân tích kỹ thuật của nhà đầu tư. Nâng cao trải nghiệm phân tích, trực quan hóa các chỉ báo và bổ sung các chỉ báo, công cụ kỹ thuật đang phổ biến trên thế giới là những điểm nổi bật ở lần cập nhật này, hứa hẹn sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu suất phân tích và gia tăng tỷ lệ thành công khi giao dịch trên thị trường.
Thị trường chứng khoán mở cửa với diễn biến giằng co quen thuộc. Tới 9h20, VN-Index tăng nhẹ gần 1 điểm, trong khi đó, HNX-Index cũng ghi nhận mức tăng gần 1 điểm.