Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB): Lợi nhuận quý 4 giảm 84% so với cùng kỳ 2021
Luỹ kế cả năm, Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) lãi 152 tỷ đồng giảm 40% so với 2021 và chỉ hoàn thành được 54% chỉ tiêu kế hoạch.
Sau nửa đầu tháng 11 điều chỉnh mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam chạm vùng đáy và bật lên nhanh chóng nhờ lực cầu được kích hoạt tại vùng giá thấp. VN-Index đóng cửa phiên 30/11 tăng 20,48 điểm lên 1.048,42 điểm. Thậm chí nếu so với vùng đáy tháng 911,9 điểm (phiên 15/11) thì chỉ số chính đã hồi phục tới gần 137 điểm chỉ trong vòng nửa cuối tháng 11.
Hướng tới những phiên giao dịch tháng cuối cùng của năm 2022, thông tin nhà đầu tư có thể tham khảo là dữ liệu quá khứ về VN-Index trong tháng 12 của những năm trước. Cụ thể, theo thống kê trong 22 năm hoạt động của chứng khoán Việt Nam, VN-Index có 12 lần tăng điểm vào tháng 12 còn số lần giảm là 10.
Sự bứt phá của chỉ số sàn HoSE trong tháng 12 thường khá mạnh với nhiều năm tăng trên 5% như 2000, 2002, 2006, 2010, 2012, 2020. Ngược lại, năm có tháng 12 giảm mạnh nhất đến hiện tại là 2001 khi chỉ số giảm hơn 18,4%, năm 2011 cũng mất gần 7,7%.
Nếu thu hẹp phạm vi trong vòng 10 năm gần nhất thì chỉ số có 5 lần tăng và 5 lần giảm đan xen nhau, trong đó năm 2020 ghi nhận mức tăng hơn 10%, năm 2021 cũng tiếp tục tăng 1,34%
VN-Index tăng giảm đan xen trong 10 năm gần nhất
Nhìn theo khía cạnh tích cực, quá khứ có vẻ ủng hộ một kịch bản tháng 12 tăng điểm khi chỉ số đã tăng trong 2 năm gần nhất, cộng thêm quán tính phục hồi sẵn có ghi nhận trong tháng 11 vừa qua.
Đặc biệt, định giá thị trường vẫn đang ở mức hấp dẫn, P/E trailing của VN-Index ngang với vùng đáy lịch sử ở mức 10,9 lần. Giá nhiều cổ phiếu cũng đã giảm rất xuống mức rất thấp, thậm chí nhiều Bluechips hiện đang giao dịch quanh giá trị sổ sách, một số cái tên còn có P/B dưới 1 lần. Điều này kỳ vọng sẽ kích hoạt lực cầu bắt đáy và nhiều nhà đầu tư thêm tin tưởng vào sức tăng của thị trường để “xuống tiền”.
Thực tế, mức định giá rẻ đã thu hút được dòng vốn ngoại ồ ạt chảy vào thị trường thời gian gần đây. Bên cạnh động thái giải ngân trở lại của các quỹ chủ động lớn như Dragon Capital, VinaCapital,... dòng vốn ngoại đổ vào thị trường qua kênh ETF cũng ghi nhận những con số kỷ lục. Trong tháng 11, các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 8.000 tỷ đồng, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, xấp xỉ tổng giá trị trong 3 quý đầu năm và nâng lũy kế 11 tháng lên hơn 17.000 tỷ đồng. Kỳ vọng động thái giải ngân của khối ngoại sẽ tiếp tục kéo dài sang tháng cuối năm và lan tỏa hiệu ứng tới nhóm nhà đầu tư cá nhân – số đông trên thị trường.
Ngoài ra, TTCK Việt Nam vẫn có nhiều điều để kỳ vọng trong giai đoạn cuối năm 2022. Nền kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vẫn đang mở ra triển vọng tăng trưởng cho thị trường tài chính nói chung và kênh đầu tư chứng khoán nói riêng. Việc đồng USD có dấu hiệu hạ nhiệt và FED cũng vừa phát đi những tín hiệu về việc giảm cường độ tăng lãi suất của Mỹ sẽ giúp áp lực đối với thị trường tài chính toàn cầu trong đó có Việt Nam bớt tiêu cực. Song vẫn cần lưu ý rằng bối cảnh mặt bằng lãi suất vẫn đang có xu hướng tăng mạnh.
Ở khía cạnh khác, một số ngân hàng lớn thời gian gần đây đã có động thái giảm lãi suất cho vay, điều này kỳ vọng sẽ giảm áp lực trả lãi vay của các doanh nghiệp, từ đó gia tăng lợi nhuận thu về và mùa báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm sẽ có nhiều điểm sáng hơn. Đồng thời, tháng 12 sẽ thường đi kèm với hoạt động “chốt NAV” của các tổ chức lớn cho mùa báo cáo cuối năm cũng là yếu tố có thể hỗ trợ cho thị trường.
Luỹ kế cả năm, Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) lãi 152 tỷ đồng giảm 40% so với 2021 và chỉ hoàn thành được 54% chỉ tiêu kế hoạch.
Ngành thép đối diện với triển vọng không ổn định trong năm nay khi nhu cầu dự kiến vẫn chưa phục hồi mạnh và giá thép tiếp tục giữ ở mức thấp. Tuy nhiên, các cổ phiếu trong ngành như CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) và CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) đều có những câu chuyện riêng có thể thu hút nhà đầu tư.
Phản ứng tích cực với số liệu tăng trưởng GDP vượt mức kỳ vọng (2.9% trong quý 4/2022 so với 2.8% dự báo), thị trường Mỹ đã có một phiên mạnh. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 1.76% lên 11,512.41 điểm, chỉ số S&P 500 cộng 1.10% lên 4,060.43 điểm, còn chỉ số Dow Jones tiến 205.57 điểm (tương đương 0.61%) lên 33,949.41 điểm.
Các CTCK đa phần dự báo có cái nhìn thận trọng về thị trường chứng khoán năm 2023, VN-Index có thể kết năm quanh mức 1.200 - 1.300 điểm.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 19/01/2023. Basis hợp đồng VN30F2301 đảo chiều so với phiên trước đó và còn giá trị -0.92 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã thận trọng hơn về triển vọng của VN30-Index.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/01/2023, toàn thị trường có 40 mã tăng, 29 mã giảm và 18 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 3.79 triệu đơn vị.
Trong khung thời gian tuần (16-19/01/2023), VN-Index hình thành mẫu hình nến gần giống White Marubozu cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.
Mẫu hình nến (candlesticks) là công cụ quan trọng khi tham gia đầu tư. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu và sử dụng hiệu quả công cụ này. Vì thế, bài viết chỉ tổng hợp một số đặc điểm và kinh nghiệm khi sử dụng mẫu hình này trên thị trường chứng khoán Việt Nam để nhà đầu tư có thể nâng cao hiệu quả .
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước dự báo về những thách thức và thuận lợi của nền kinh tế, kênh đầu tư nào sẽ hấp dẫn trong năm 2023?
Các nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng ngắn hạn sẽ cố gắng kiếm lợi nhuận từ những "cú nảy" này.
Theo chuyên gia phong thuỷ, VN-Index có thể chinh phục mốc 1.300 điểm, nếu đà hưng phấn kéo dài kết hợp với các điều kiện vĩ mô thuận lợi chỉ số có thể cán mốc 1.360 điểm cuối năm.