Thị trường chứng quyền 29/03/2023: Tiếp tục trong vùng giằng co?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2023, toàn thị trường có 25 mã tăng, 25 mã giảm và 22 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.13 triệu đơn vị.
VN-Index - Đứng trước điểm đảo chiều quan trọng
Chỉ số thị trường đang hình thành các mẫu hình và tín hiệu quan trọng. Tuy nhiên, những tín hiệu này lại trái chiều, khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái khó xử và phân vân.
Death cross vẫn chưa bị phủ định
Trong bài viết “VN-Index - Con đường phía trước” (https://vietstock.vn/2022/10/vn-index-con-duong-phia-truoc-585-1012204.htm) người viết đã từng đề cập đến sự nguy hiểm của điểm giao cắt tử thần (death cross) xuất hiện giữa SMA 50 ngày và SMA 200 ngày vào giữa tháng 05/2022. Tín hiệu này cùng với việc VN-Index rơi xuống dưới nhóm MA dài hạn đã xác nhận cho đà giảm.
Dù VN-Index đã tăng khá nhiều trong những tháng gần đây nhưng chỉ số mới vượt lên trên SMA 50 ngày và hiện vẫn nằm dưới SMA 200 ngày. Vì vậy, người viết dự kiến sẽ còn phải chờ đợi khá lâu để tín hiệu giao cắt vàng (golden cross) có thể xuất hiện.
Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock
Mẫu hình Inverse Head & Shoulders và niềm hy vọng kịch bản 2009 sẽ lặp lại
Mẫu hình Head & Shoulders và biến thể đảo ngược của nó Inverse Head & Shoulders thuộc nhóm những mẫu hình kinh điển nhất trong phân tích kỹ thuật. Mẫu hình xuất hiện với ba đỉnh, trong đó hai đỉnh bên ngoài có chiều cao gần bằng nhau và đỉnh ở giữa là cao nhất. Tương tự các tính chất trên thì vai - đầu - vai ngược dự báo một xu hướng giảm sắp kết thúc và thay thế bằng xu hướng tăng mới.
Nhìn lại trong quá khứ, giai đoạn năm 2008 - 2009, VN-Index chứng kiến sự sụt giảm mạnh từ mức 1,200 điểm xuống gần 230 điểm. Từ đây, xu hướng hồi phục đã hình thành trở lại. Thị trường có sự tăng trưởng từ tháng 02/2009, qua đó hình thành mẫu hình Inverse Head & Shoulders với phần đầu là đáy ngày 24/02/2009, vai phải là đáy ngày 24/04/2009, vai trái là đáy ngày 11/12/2008.
VN-Index vượt đường neckline vào tháng 05/2009 với khối lượng tăng vọt càng củng cố thêm khả năng thành công của mẫu hình này. Sau đó, chỉ số xác nhận giai đoạn tăng trưởng trong trung hạn và đạt tới mức hơn 630 điểm vào tháng 10/2009.
Một kịch bản tương tự đang được nhen nhóm vào đầu năm 2023 với sự tăng trưởng nhanh chóng của VN-Index trong những tháng qua.
Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock
Vùng 1,125 - 1,165 điểm là giới hạn khó vượt qua
Với những yếu tố hiện tại, người viết đánh giá vùng 1,125 - 1,165 điểm sẽ là điểm nhấn chiến lược trong thời gian tới. Việc phá vỡ vùng này (nếu có) sẽ tạo thành điểm đảo chiều quan trọng vì những lý do sau:
Thứ nhất, đường neckline dự kiến của mẫu hình Inverse Head & Shoulders đang ở trong vùng này. Nếu phá vỡ được ngưỡng này thì mục tiêu giá (target price) sẽ là vùng 1,320 - 1,350 điểm.
Thứ hai, ngưỡng Fibonacci Retracement 38.2% và đáy cũ đã bị phá vỡ của tháng 07/2022 cũng đang duy trì tại đây.
Tất cả những điều trên khiến cho vùng 1,125 - 1,165 điểm trở thành giới hạn khó vượt qua. Trong trường hợp xấu, nếu giá phá vỡ hoàn toàn Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 1,050 - 1,060 điểm) thì khả năng về lại đáy cũ tháng 11/2022 là rất cao.
Nguồn: VietstockUpdater và MetaStock
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
FiLi
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/03/2023, toàn thị trường có 25 mã tăng, 25 mã giảm và 22 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.13 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, DBC, GMD, LCG, NVB, SHB, PDR, TPB, VIC và VJC.
Ngày hôm qua thị trường Mỹ đã có một phiên xanh đỏ đan xen, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0.47% còn 11,768.84 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.16% lên 3977.53 điểm, chỉ số Dow Jones tăng 0.6% lên 32,432.08 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/03/2023, toàn thị trường có 26 mã tăng, 22 mã giảm và 24 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 0.11 triệu đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27/03/2023. Basis hợp đồng VN30F2304 mở rộng so với phiên trước đó và đạt giá trị -9.15 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của VN30-Index.
VN-Index tiếp tục đà tăng điểm với khối lượng khá cao. Tuy nhiên, bên trên chỉ số đang là trendline kháng cự trung hạn nên dự kiến sẽ có rung lắc trong các phiên tới.
Các chỉ số thị trường giằng co mạnh và không có nhiều biến động lớn trong bối cảnh khối lượng duy trì ở mức trung bình cho thấy trạng thái sideway có thể sẽ còn kéo dài.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, DBC, GMD, LCG, NVB, SHB, PDR, TPB, VIC và VJC.
Các chỉ số thị trường khởi đầu tuần mới ngược chiều nhau. VN-Index lúc 9h25 ghi nhận mức giảm 2.2 điểm, giao dịch quanh mức 1,044 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0.31 điểm, giao dịch quanh mức 206 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/03/2023, toàn thị trường có 43 mã tăng, 14 mã giảm và 28 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 1.97 triệu đơn vị.
VN-Index xuất hiện mẫu hình nến gần giống Hammer thị trường đang có cầu tham gia tại vùng giá thấp nhưng khối lượng tương đôi thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn còn giữ tâm lý khá thận trọng.
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.