Trong bản cáo bạch vừa công bố rộng rãi trên thị trường chứng khoán trước thềm niêm yết vào 6/12 tới đây, bên cạnh những thứ mà “ông lớn” ngành bia Sabeco (Tổng công ty cổ phần Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn) có thì doanh nghiệp này cũng đối mặt với nhiều rủi ro. Chúng tôi xin điểm lại những rủi ro lớn nhất của Sabeco để nhà đầu tư nắm rõ trước khio quyết định đầu tư hay không đầu tư vào cổ phiếu của SAB của Sabeco.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Sabeco chịu rủi ro kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, rủi ro về lạm phát. Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân, tác động tới nhu cầu và thị hiếu của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng bao gồm đồ uống như các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát.
Bên cạnh những rủi ro kinh tế vĩ mô đó, Sabeco còn bị ảnh hưởng nhiều từ lãi suất. Theo Sabeco, mặt bằng lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và của Sabeco nói riêng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2016, Sabeco vẫn đang theo dõi khoản vay và nợ thuê tài chính 964 tỷ đồng và vay nợ thuê tài chính dài hạn 444 tỷ đồng.
Các rủi ro đặc thù của Sabeco phải kể đến gồm:
Rủi ro về nguyên liệu: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Tổng công ty c
Các rủi ro đặc thù của Sabeco phải kể đến gồm:
Rủi ro về nguyên liệu: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Tổng công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Những rủi ro về thời tiết như hạn hán, lũ lụt…ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng nguyên liệu. Do đó, Tổng công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi nguồn nguyên liệu, giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường dẫn đến khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
Cũng theo bản cáo bạch mà Sabeco cung cấp, dù có sự chênh lệch trong các tính toán và ước tính nhưng cả số liệu của Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (International Grains Council) và Tổ chức lương nông Liên hiệp quốc (FAO) cũng đồng quan điểm sản lượng lúa mạch mùa vụ 2016/17 sẽ giảm so với 2015, cụ thể chỉ đạt khoảng 144,6 triệu tấn, thấp hơn mức 147 triệu tấn vụ mùa 2015/16.
Sabeco cho rằng rủi ro về nguyên liệu được giảm nhẹ bởi khả năng trữ nguyên liệu và các mối quan hệ lâu năm với các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong và ngoài nước của tổng công ty.
Rủi ro về thị trường: Theo Sabeco, yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro thị trường chính là sự cạnh tranh của các hãng bia, rượu có thương hiệu, tiềm lực tài chính mạnh và có nhiều kinh nghiệm của nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện điều chỉnh chính sách thuế theo cam kết khi gia nhập WTO và các Hiệp định thương mại trong thời gian tới.
Sabeco cũng đưa ra một rủi ro khác là sau khi ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại hàng hóa trong ASEAN…Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm trong đó có bia, rượu. Việt Nam cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với rượu, bia sau khi ký kết Hiệp định TPP về mức 0% từ năm thứ 12 đối với rượu mạnh và năm thứ 11 đối với bia. Mặc dù 2 ngành hàng này có lộ trình giảm thuế khá dài nhưng theo Sabeco thì đây là nguy cơ đối với các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước trong đó có Sabeco vì các sản phẩm bia nhập khẩu từ nước ngoài được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới.
Mặt khác, Sabeco cho rằng phân khúc bia giá trung bình bị cạnh tranh rất khốc liệt từ các công ty thuộc phân khúc bia cao cấp như Heineken, Sapporo…Thêm vào đó, một nhóm người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang phân khúc bia cao cấp khi thu nhập bình quân tăng lên. Các điều này có thể dẫn đến tương quan cạnh tranh trong thị trường bia thay đổi.
Dù đang ở vị thế dẫn đầu thị trường bia Việt Nam, Sabeco vẫn chuẩn bị các phương án cho rủi ro này.
Rủi ro về thuế tiêu thụ đặc biệt: Cũng theo bản cáo bạch, Sabeco cho biết một trong những rủi ro của công ty là mặt hàng bia là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành luật thuế tiêu thụ đặc biệt và đối với sản phẩm bia thì áp dụng mức thuế 45% kể từ 1/1/2010 đến 31/12/2012 và 50% kể từ 1/1/2013.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia đã có sự gia tăng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (năm 2014). Theo đó, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu trên 20 độ và bia từ đầu năm 2016 là 55% (tăng 5% so với năm 2015), năm 2017 là 60% và năm 2018 là 65%. Do đặc thù này, các công ty sản xuất rượu, bia trong đó có Sabeco sẽ chịu ảnh hưởng nếu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt gia tăng.
Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của Sabeco chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài và được thanh toán bằng ngoại tệ. Trong khi đó, sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường nội địa và được thanh toán bằng tiền đồng. Do đó, khi tỷ giá biến động bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bia và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Sabeco.
Theo Trí thức trẻ
- Tiếp tục biến động nhân sự, SAM Holdings đón tân Chủ tịch HĐQT (04/12/2016)
- FPT ra mắt nhà máy AI tại Nhật Bản sau cú bắt tay với NVIDIA (04/12/2016)
- Tự doanh công ty chứng khoán đang nắm gì trong danh mục? (04/12/2016)
- Bảo hiểm Bảo Minh dự kiến giảm 29% kế hoạch lợi nhuận 2024 (04/12/2016)
- Nhóm hóa chất lãi đậm quý 3 (04/12/2016)
- DPM và PV GAS tăng cường hợp tác vì sự phát triển bền vững (04/12/2016)
- Chứng khoán Kafi muốn thay đổi phương án tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng? (04/12/2016)
- Đội ngũ 2 hội đồng mới thành lập của Chứng khoán Nhất Việt (04/12/2016)
- Khải Hoàn Land: Cộng hưởng lợi thế, xây dựng hệ thống vững mạnh (04/12/2016)