Theo thông tin từ Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính thì trong 9 tháng đầu năm 2016, đã có tổng cộng 3.203 tỷ đồng vốn nhà nước được thoái, thu về 6.268 tỷ đồng.
Trong đó, các Tập đoàn, Tổng công ty đã thoái được 481 tỷ đồng vốn nhà nước, thu về 411 tỷ đồng tại 5 lĩnh vực nhạy cảm, bao gồm các lĩnh vực: Bất động sản, Chứng khoán, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm và Quỹ đầu tư.
Sở dĩ giá trị thu về thấp hơn giá trị đã đầu tư là do Tổng công ty Thanh Lễ đã thực hiện thoái 100,6 tỷ đồng vốn nhà nước tại Khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, nhưng chỉ thu về vỏn vẹn 18,3 tỷ đồng.
Còn lại, các Tập đoàn, Tổng công ty đã thoái 1.279 tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài 5 lĩnh vực nhạy cảm nêu trên, thu về 2.009 tỷ đồng.
Đồng thời, cũng theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2016, SCIC đã bán 1.442 tỷ đồng vốn nhà nước tại tổng cộng 54 doanh nghiệp, thu về 3.818 tỷ đồng.
Theo danh mục triển khai bán vốn năm 2016 của SCIC thì tổng công ty này phải bán vốn nhà nước tại tổng cộng 120 doanh nghiệp trong năm 2016. Như vậy, đã hết 9 tháng đầu năm nhưng tiến độ bán vốn của SCIC chưa đi được nửa đường.
Theo thống kê thì trong giai đoạn 5 năm 2011 – 2015, SCIC đã tiếp nhận 57 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp SCIC tiếp nhận từ khi thành lập đến nay lên con số gần 1.000 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước là hơn 8.722 tỷ đồng.
Cũng trong giai đoạn 5 năm này, SCIC đã thực hiện bán vốn tại 368 doanh nghiệp, tổng giá trị thu về là 6.998 tỷ đồng, gấp 2,4 lần giá trị đầu tư 2.940 tỷ đồng, tạo ra thặng dư bán vốn là 4.058 tỷ đồng.
Số liệu từ Bộ Tài chính cũng cho hay, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đã thực hiện thoái 11.036 tỷ đồng vốn đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 229/QQD-TTg trong giai đoạn 2011 – 2015, thu về 10.742 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến số thu về giảm so với sổ sách là do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thoái 800 tỷ đồng mà không thu về được đồng nào, còn Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã thoái 1,3 tỷ đồng nhưng cũng chỉ thu về được 0 đồng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Thương vụ thoái vốn được chờ đợi nhất trong năm nay là thương vụ thoái vốn đợt đầu của SCIC tại Vinamilk. SCIC dự tính sẽ bán 9% vốn tại Vinamilk ngay trong năm 2016, nhưng phải đến tháng 11 mới công bố mức giá chào bán khởi điểm và không thấp hơn giá thị trường.
Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV SCIC thì việc bán vốn tại Vinamilk sẽ là đợt bán “mở hàng” cho đợt thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn do SCIC quản lý. 10 doanh nghiệp lớn này bao gồm: Vinamilk, FPT, FPT Telecom, Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh và Công ty Xuất nhập khẩu Sa Giang.
Hiện tại, giá trị vốn hoá của 10 doanh nghiệp này vào khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó riêng Vinamilk chiếm 90% (khoảng 90.000 tỷ đồng).
- Doanh nghiệp nhựa cấp linh kiện cho Honda, Samsung muốn mở rộng quy mô sản xuất lên chục lần? (06/10/2016)
- “Thay tướng giữa đàng”, chuyện gì đang xảy ra ở REE? (06/10/2016)
- Red Capital chính thức đón chào quỹ thành viên quy mô 300 tỷ (06/10/2016)
- PNJ thu hơn 3,100 tỷ đồng trong tháng 10 (06/10/2016)
- CII dùng 3.7 triệu cp LGC đảm bảo cho lô trái phiếu 108 tỷ đồng (06/10/2016)
- Kế toán trưởng SP2 nộp đơn từ nhiệm sau khi Công ty nhận quyết định xử phạt thuế (06/10/2016)
- Phố đi bộ nơi “tọa độ kim cương” của Phổ Yên chính thức lộ diện (06/10/2016)
- Công ty con của KBC tăng mạnh vốn để làm khu công nghiệp Lộc Giang gần 5.2 ngàn tỷ (06/10/2016)
- Soi mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sàn HOSE (06/10/2016)