Cụ thể, theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho biết việc bán vốn tại Vinamilk sẽ là đợt bán "mở hàng" cho đợt thoái vốn tại 10 doanh nghiệp lớn do SCIC quản lý.
10 doanh nghiệp lớn được thoái vốn gồm Vinamilk, FPT, FPT Telecom, Bảo Minh, Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vinare), Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Nhựa Bình Minh và Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang. Hiện tại, giá trị vốn hoá của 10 doanh nghiệp này vào khoảng 100.000 tỷ đồng, trong đó riêng Vinamilk chiếm 90% (khoảng 90.000 tỷ đồng) và được bán 9% trong năm 2016.
Việc bán cổ phần này sẽ được xem xét theo hình thức bán thỏa thuận theo lô, và giá bán không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
"Vinamilk là cổ phiếu rất thuận lợi, có giá giao dịch niêm yết để tham chiếu, là căn cứ quan trọng để xác định giá khởi điểm. Mức giá sàn khởi điểm này có thể công bố vào tháng 11", ông Chi nói.
SCIC cũng đã và đang làm việc với một số nhà tư vấn quốc tế và trong nước như: Credit Suisse, JP Morgan, HSBC, Morgan Stanley, Chứng khoán Bản Việt, Chứng khoán Sài Gòn (SSI)... Ngay trong tháng 9 này sẽ sớm chốt nhà tư vấn trên cơ sở đảm bảo chất lượng nhưng tiết kiệm chi phí nhất có thể.
"Giá trị tài sản thực của Vinamilk chưa đến một tỷ USD nhưng thị giá thì lên đến 9 tỷ USD. Như vậy rõ ràng là giá trị thương hiệu rất lớn. Chính vì thế mà lãnh đạo Chính phủ cũng rất trăn trở, suy nghĩ để có những chính sách khác giữ gìn được thương hiệu Việt Nam sau khi thoái vốn", ông Chi nói.
Mới đây, thông tin thoái vốn Nhà nước tại Vinamilk ngay trong năm 2016 cũng đã được ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính xác nhận chính thức.
Tuy nhiên sau đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) lại đưa ra nhận định rằng 3–4 tháng còn lại cuối năm 2016 có lẽ là hơi gấp để hoàn tất đợt bán cổ phần Nhà nước đầu tiên tại Vinamilk. Theo công ty này, nhiều khả năng mọi công việc sẽ chỉ có thể hoàn thành vào 6 tháng đầu năm 2017.
Theo lập luận của HSC, lấy trường hợp đơn giản nhất là một công ty không có tài sản BĐS đi kèm trong quá trình định giá, thì thương mất ít nhất 2,5 tháng từ khi bắt đầu định giá đến khi đấu giá công khai. Còn trong trường hợp công ty có công ty con/liên kết và có sở hữu BĐS thì quá trình này sẽ mất ít nhất 5 tháng (giả định quá trình diễn ra suôn sẻ và không nảy sinh trở ngại lớn).
- IDICO - CONAC chốt quyền trả nốt cổ tức 2023, tỷ lệ 15% bằng tiền (23/09/2016)
- Chứng khoán SmartInvest bất ngờ tạm dừng kế hoạch chia cổ tức (23/09/2016)
- Cổ đông bất đồng ý kiến về việc thoái vốn khoản đầu tư siêu lợi nhuận của Cao su Thống Nhất? (23/09/2016)
- Ba doanh nghiệp bị xử phạt thuế (23/09/2016)
- VCM sắp chốt thưởng và trả cổ tức cổ phiếu, tổng tỷ lệ 100% (23/09/2016)
- Doanh nghiệp xi măng chìm trong thua lỗ (23/09/2016)
- Trùm thương mại thép SMC trong vòng xoáy thua lỗ, nói ngành thép quá nhiều khó khăn (23/09/2016)
- Bách Hóa Xanh muốn đẩy mạnh doanh thu hậu sinh lời, cân nhắc thử nghiệm ở miền Bắc (23/09/2016)
- Lỗ quý thứ 19 liên tiếp, SII muốn thoái vốn tại 2 công ty giá không thấp hơn 900 tỷ đồng (23/09/2016)