Tuần từ 06-10/02: Cổ tức tiền mặt cao nhất 20%
Có 12 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần từ 06 - 10/02. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là 20% (cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 2,000 đồng).
4 nhà máy tại Việt Nam lãi gần 4 tỷ USD sau 9 tháng, Samsung kỳ vọng 1 năm kỷ lục
BCTC quý 3/2022 do Samsung Electronics (Samsung) mới công bố cho thấy mức lợi nhuận giảm 23% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận lũy kế 9 tháng từ 4 nhà máy đặt tại Việt Nam lên tới gần 4 tỷ USD.
Cụ thể theo báo cáo, tính đến 30/09/2022, tổng tài sản của Samsung Electronics là 371.1 tỷ USD, trong đó các khoản tiền mặt và tương đương tiền hơn 35.1 tỷ USD.
Kết quả kinh doanh cho thấy, tổng doanh thu hợp nhất của “ông lớn” công nghệ Hàn Quốc trong quý 3 đạt 76.78 ngàn tỷ won, tương đương gần 60.6 tỷ USD, tăng khoảng 3.7% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các khoản chi phí đã khiến lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 9.4 ngàn tỷ won, tương đương 7.4 tỷ USD, giảm gần 24% so với cùng kỳ. Dẫu vậy, với mức doanh thu năm nay, Công ty đặt kỳ vọng sẽ vượt qua cột mốc kỷ lục của năm 2021 - tương đương 279 ngàn tỷ won.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 của Samsung
Nguồn: Samsung Electronics.
|
Đáng chú ý, BCTC của Samsung cũng có đề cập đến doanh số và lợi nhuận của các công ty thành viên, bao gồm cả 4 nhà máy đặt tại Việt Nam là Samsung Thái Nguyên (SEVT), Samsung Bắc Ninh (SEV), Samsung Display (SDV) và Samsung Electronics HCMC (SEHC). Trong 9 tháng đầu năm, 4 nhà máy đạt tổng doanh thu hơn 71.7 ngàn tỷ won, tương đương gần 54 tỷ USD, tăng trưởng 34%; lợi nhuận hơn 5 ngàn tỷ won, tương đương hơn 3.83 tỷ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà máy có doanh thu cao nhất trong 9 tháng đầu năm là Samsung Thái Nguyên, với hơn 29.4 ngàn tỷ won, tăng 27% so với cùng kỳ; lợi nhuận 9 tháng đạt 2.5 ngàn tỷ won, tăng trưởng 45%.
Tiếp sau đó là là SDV (Samsung Display Việt Nam), và SEV (Samsung Bắc Ninh) với doanh thu lần lượt đạt 7.7 ngàn tỷ won và 7.1 ngàn tỷ won, tương ứng tăng trưởng 20% và 12%. Lợi nhuận của SEV tăng 9%, đạt 1.4 ngàn tỷ won, trong khi SDV lại có sự sụt giảm khi chỉ đạt 690 tỷ won, giảm 13%.
Samsung HCMC (SEHC) có đóng góp doanh thu thấp nhất trong số 4 nhà máy khi chỉ đạt 1.4 ngàn tỷ won (tăng 21%); lợi nhuận 389 tỷ won (tăng 86%).
Dự báo tới quý 4/2022, nhu cầu thị trường đối với điện thoại thông minh và thiết bị đeo tay sẽ tăng hơn quý trước do tính thời vụ cuối năm.
Samsung đặt mục tiêu duy trì doanh số bán hàng mạnh mẽ của các sản phẩm flagship, bao gồm dòng điện thoại gập và S22 series, đồng thời mở rộng doanh số bán các thiết bị thuộc Hhệ sinh thái Galaxy như máy tính bảng và thiết bị đeo tay. Ngoài ra, các mẫu điện thoại thông minh đại chúng mới ra mắt cũng được kỳ vọng là sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.
Vào năm 2023, thị trường điện thoại thông minh và thiết bị đeo tay được dự kiến sẽ phát triển trong bối cảnh kinh tế toàn cầu liên tục bất ổn. Đối với máy tính bảng, khi thị trường tầm thấp đến tầm trung dự kiến sẽ giảm nhẹ thì nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp có thể vẫn ổn định. Công ty sẽ tìm cách duy trì tốc độ tăng trưởng cao cho điện thoại gập, và mở rộng doanh số của dòng S, đa dạng sản phẩm và tăng trưởng doanh thu. Đối với máy tính bảng, Samsung đặt mục tiêu tăng doanh thu bằng cách củng cố dòng sản phẩm cao cấp và nâng cao trải nghiệm máy tính bảng.
Châu An
Có 12 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt trong tuần từ 06 - 10/02. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là 20% (cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 2,000 đồng).
BCTC hợp nhất cho thấy Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HOSE: HSB) thu được 9,659 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2022, tăng 54% so với năm trước nhờ tăng trưởng thu nhập chính và thu từ dịch vụ, đi kèm với cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Nhờ thoái vốn dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 mà quý 4/2022, FCN đạt lãi ròng gàn 26 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 0.7 tỷ đồng.
Số liệu báo cáo tài chính cho thấy, năm 2022 nguồn thu chủ yếu của Vingroup vẫn từ mảng bất động sản, thu về gần 55.000 tỷ, chiếm 54% tổng doanh thu thuần.
Đến hết thời hạn nộp báo cáo, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vẫn chưa nhận được Báo cáo tài chính quý 4/2022 của các công ty trên và nhắc nhở, đề nghị khẩn trương công bố thông tin theo đúng quy định.
BCTC hợp nhất cho thấy Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) đạt hơn 5,787 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 14% so với năm trước, nhờ giảm mạnh dự phòng rủi ro.
"Tay chơi" mới là bầu Đức dường như đang là người vui nhất thị trường nuôi heo lúc này.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) công bố BCTC hợp nhất quý 4/2022. Trong đó, lợi nhuận ròng quý 4 đạt hơn 1.1 ngàn tỷ đồng, gấp gần 2 lần cùng kỳ. Tuy nhiên lũy kế cả năm, mức lãi đạt được chỉ bằng 1/2 so với 2021.
CTCP Thủy điện Nước Trong (HNX: NTH) thông báo 24/02 là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức đợt 3/2022.
Ngày 03/02/2023, HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) thông báo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Đây cũng là lần đầu tiên Eximbank chia cổ tức kể từ năm 2013.
CTCP Nam Việt (Navico, HOSE: ANV) vừa thông báo thay đổi thời gian chi trả cổ tức năm 2021. Thời gian thanh toán sẽ được rút ngắn hơn vào ngày 31/03, thay vì 27/04/2023 như công bố trước đó.
Sau hơn 2 năm kể từ quý 2/2020, CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) báo lỗ trở lại trong quý 4/2022.