Chính thức hợp nhất hai công ty Đường sắt Hà Nội, Sài Gòn
CTCP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động từ 01/11/2024 trên cơ sở hợp nhất CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (UPCoM: HRT) và CTCP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (UPCoM: SRT).
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ 01/11, CTCP Vận tải đường sắt chính thức hoạt động trên cơ sở hợp nhất hai công ty Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.
Ảnh minh họa
|
Công ty Vận tải đường sắt (VTR), có tên tiếng Anh Railway transport joint stock company, được hợp nhất bởi Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn (SRT). Trụ sở đặt tại địa chỉ 130 đường Lê Duẩn, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Việc hợp nhất này là thực hiện chủ trương cơ cấu lại doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Về cơ cấu tổ chức, Công ty Vận tải đường sắt sẽ gồm có 8 phòng, 17 chi nhánh trực thuộc và cơ sở tại TPHCM; trong đó có 4 chi nhánh toa xe, 2 chi nhánh đoàn tiếp viên đường sắt và 11 chi nhánh vận tải đường sắt. Tổng số lao động 4,877 người.
Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm HĐQT có 5 thành viên do ông Đỗ Văn Hoan làm Chủ tịch HĐQT; Ban điều hành có 5 thành viên do ông Đào Anh Tuấn làm Tổng Giám đốc.
"Công ty Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động đánh dấu sự thay đổi lớn đối với vận tải đường sắt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, hạ giá thành vận tải.
Công ty tập trung nguồn lực, tài chính, phương tiện vận tải để tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng huy động vốn cho các kế hoạch phát triển vận tải đường sắt", đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay.
Trước đó, ngày 26/06/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025". Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thực hiện xong việc hợp nhất CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội và CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn thành một là CTCP Vận tải đường sắt, hoàn thành trong năm 2024.
Điểm qua tình hình kinh doanh, quý 3/2024, hoạt động vận tải hành khách tăng trưởng khả quan giúp Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn có doanh thu cao nhất nhiều năm qua, nhưng trái chiều lợi nhuận do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (Yagi).
*Ngành đường sắt trái chiều lợi nhuận vì bão Yagi
Thế Mạnh
- Ngành xây dựng quý 3 hồi phục chưa rõ nét (01/11/2024)
- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 đột ngột qua đời (01/11/2024)
- Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN (01/11/2024)
- Thanh tra Chính phủ tại Bộ GTVT chỉ sai phạm dự án của Novaland, Trung Thủy (01/11/2024)
- QHD sắp chia cổ tức, mỗi cổ phiếu nhận 2,000 đồng (01/11/2024)
- Chứng khoán KAFI sẽ dùng 2,500 tỷ sắp huy động để làm gì? (01/11/2024)
- Ngành thép quý 3: Hòa Phát và Nam Kim nổi bật giữa bức tranh ảm đạm (01/11/2024)
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu (01/11/2024)
- Doanh nghiệp nhựa cấp linh kiện cho Honda, Samsung muốn mở rộng quy mô sản xuất lên chục lần? (01/11/2024)