Chứng khoán ACB sắp tăng vốn lên 10,000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) có kế hoạch góp thêm 3,000 tỷ đồng vào Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), giúp quy mô vốn của công ty chứng khoán này chạm mốc 10,000 tỷ đồng.
Ngày 21/10, Ngân hàng ACB đã ra quyết nghị thông qua việc tăng vốn ACBS từ 7,000 tỷ đồng lên 10,000 tỷ đồng, thực hiện sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trường hợp trong giai đoạn từ nay đến lúc ACBS tăng vốn thành công không xuất hiện thêm công ty chứng khoán nào có hành động tăng vốn đủ lớn để vượt mốc 10,000 tỷ đồng, ACBS sẽ chính thức góp mặt trong top 5 công ty chứng khoán có vốn góp chủ sở hữu lớn nhất thị trường.
ACBS có cơ hội lọt vào top 5 CTCK có vốn góp chủ sở hữu lớn nhất thị trường
Nguồn: VietstockFinance
|
Theo bảng xếp hạng vốn góp chủ sở toàn thị trường hữu tính đến ngày 30/09/2024, ACBS đang đứng thứ vị thứ 8 với quy mô 7,000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ACBS cũng chỉ vừa hoàn tất tăng vốn từ 3,000 tỷ đồng lên 4,000 tỷ đồng trong quý 4/2023 và tăng tiếp lên 7,000 tỷ đồng trong quý 1/2024, cũng toàn bộ từ vốn góp thêm của ACB. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 1 năm, ACB đã rót vào ACBS đến 7,000 tỷ đồng.
Quá trình tăng vốn của ACBS
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
|
Tại thời điểm ngày 30/09/2024, tổng nguồn vốn của ACBS ghi nhận hơn 22,622 tỷ đồng, tăng đến 92% so với đầu năm và đạt mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động. Nguồn vốn được tài trợ phần nhiều bởi nợ, tỷ trọng ở mức 60%, tương ứng quy mô nợ phải trả hơn 13,508 tỷ đồng, gấp 2.2 lần đầu năm.
Gần như toàn bộ nợ phải trả đều đến từ việc đi vay ngắn hạn, ghi nhận gần 13,623 tỷ đồng. So với đầu năm, dư nợ vay của ACBS tăng mạnh tại các ngân hàng Vietcombank, BIDV, VIB, Indovina, Woori Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương, bên cạnh phát sinh mới nợ vay tại Techcombank, Eximbank, MBBank, ABBank, Agribank, BVBank và Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit).
Ở phía đối ứng, dư nợ cho vay tiến lên mốc kỷ lục gần 7,609 tỷ đồng, lượng tiền và tương đương tiền cũng lần đầu tiên vượt ngưỡng 7,000 tỷ đồng, gấp 13.8 lần đầu năm.
Quy mô các tài sản tài chính FVTPL tăng mạnh 93% lên gần 2,547 tỷ đồng, bao gồm đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Công ty cũng đầu tư gần 5,209 tỷ đồng vào các khoản đầu tư vào tài sản HTM, tăng nhẹ so với đầu năm.
Về kết quả kinh doanh, lãi ròng quý 3 vừa qua của ACBS tăng đến 81% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 217 tỷ đồng, nhờ động lực từ hoạt động margin và đầu tư tài sản tài chính HTM. Đây cũng là lần thứ hai trong năm 2024 ACBS phá kỷ lục lợi nhuận theo quý.
ACBS hai lần phá kỷ lục lãi ròng theo quý trong năm 2024
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
|
* ACBS lập kỷ lục lợi nhuận mới, vay nợ tăng mạnh
Huy Khải
- Cổ tức tuần 25-29/11: Cao nhất 35%, một doanh nghiệp thủy điện sắp chi hàng trăm tỷ đồng (23/10/2024)
- Ngành xây dựng quý 3 hồi phục chưa rõ nét (23/10/2024)
- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 đột ngột qua đời (23/10/2024)
- Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN (23/10/2024)
- Thanh tra Chính phủ tại Bộ GTVT chỉ sai phạm dự án của Novaland, Trung Thủy (23/10/2024)
- QHD sắp chia cổ tức, mỗi cổ phiếu nhận 2,000 đồng (23/10/2024)
- Chứng khoán KAFI sẽ dùng 2,500 tỷ sắp huy động để làm gì? (23/10/2024)
- Ngành thép quý 3: Hòa Phát và Nam Kim nổi bật giữa bức tranh ảm đạm (23/10/2024)
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu (23/10/2024)