Phân tích kỹ thuật phiên chiều 08/06: Tiếp tục giằng co
VN-Index gặp áp lực rung lắc khi test lại đỉnh cũ tháng 1/2023. Tình trạng giằng co dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Ngày 19/05/2022: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AGG, BCC, HDB, HTN, KLB, HSG, PSH, OCB, VEA và VNM.
Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
AGG - CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia
Khối lượng giao dịch giảm trở lại và nằm sâu bên dưới mức trung bình 20 ngày trong phiên giao dịch ngày 18/05/2022 chứng tỏ nhà đầu tư khá thận trọng.
Chỉ báo MACD cho tín hiệu mua trở lại ở vùng thấp nên tình hình không quá bi quan.
Giá test đường trendline trung hạn (tương đương vùng 35,500-36,500) và chững lại đà giảm cho thấy khả năng phục hồi vẫn còn.
BCC - CTCP Xi măng Bỉm Sơn
Điểm giao cắt tử thần (death cross) xuất hiện hồi tháng 02/2022 đã báo hiệu chính xác cho sự sụt giảm kéo dài của BCC.
Chỉ báo MACD ở dưới mức 0 trong nhiều tuần qua. Điều này chứng tỏ rủi ro đang rất cao trong ngắn hạn.
Do giá đã phá vỡ đáy cũ tháng 01/2022 (tương đương vùng 17,000-18,000) nên mục tiêu mới sẽ là vùng 9,000-10,000.
HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM
Chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua mạnh trở lại và khối ngoại mua ròng liên tục nên rủi ro của cổ phiếu HDB được hạn chế.
Đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 01/2021 (tương đương vùng 21,000-22,500) là hỗ trợ chính trong thời gian tới. Vùng này đã hỗ trợ tốt trong đợt điều chỉnh vừa qua.
HTN - CTCP Hưng Thịnh Incons
Giá tăng trong phiên giao dịch ngày 18/05/2022 đã xác nhận mẫu hình White Marubozu xuất hiện trước đó.
Bình quân mua bắt đầu lớn hơn bình quân bán cho thấy nhà đầu tư lớn đang mua vào và áp lực điều chỉnh không quá lớn.
HTN test thành công vùng 31,000-33,000 (tương đương đáy cũ của tháng 11/2021). Nếu vùng này trụ vững thì tình hình sẽ rất lạc quan.
KLB - Ngân hàng TMCP Kiên Long
Giá cổ phiếu KLB biến động mạnh và xuất hiện mẫu hình nến Black Marubozu trong phiên giao dịch ngày 18/05/2022.
Khối lượng giao dịch giảm và vẫn nằm dưới mức trung bình 20 ngày nên quá trình điều chỉnh có thể sẽ còn kéo dài.
Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng 26,800-27,200) sẽ hỗ trợ cho KLB trong thời gian tới.
HSG - CTCP Tập đoàn Hoa Sen
Trong phiên giao dịch ngày 18/05/2022, giá xuất hiện mẫu hình Rising Window cho thấy đà giảm đang tạm chững lại và triển vọng ngắn hạn khá tích cực.
Tuy nhiên, giá đang nằm dưới các đường MA quan trọng như SMA 50 ngày và SMA 100 ngày nên rủi ro điều chỉnh vẫn còn.
Khối lượng giao dịch biến động thất thường chứng tỏ nhà đầu tư đang thận trọng và phân vân trong ngắn hạn.
PSH - CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu
Các mẫu hình nến White Marubozu, Rising Window… xuất hiện liên tiếp cho thấy sự lạc quan đang trở lại mạnh mẽ.
Nếu chỉ báo MACD cho tín hiệu mua trở lại trong các phiên tới thì triển vọng ngắn hạn sẽ càng tích cực.
Điểm giao cắt tử thần (death cross) xuất hiện hồi giữa tháng 05/2022 đã báo hiệu cho nguy cơ rung lắc của PSH.
OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông
Giá cổ phiếu OCB hồi phục khá ấn tượng sau khi test Fibonacci Projection 161.8% (tương đương vùng 17,100-17,600). Ngưỡng này được dự kiến sẽ tiếp tục là hỗ trợ mạnh cho giá trong thời gian tới.
Khối lượng giao dịch tăng trưởng nhẹ nhưng lại nằm dưới mức trung bình 20 ngày gần nhất nên rủi ro vẫn còn.
Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho mua trở lại nên khả năng sụt giảm sâu bất ngờ (thrust down) không lớn.
VEA - Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP
Trong phiên giao dịch ngày 18/05/2022, giá cổ phiếu VEA giằng co mạnh. Các phiên tăng giảm xen kẽ nhau liên tục cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.
Đáy cũ tháng 01/2022 (tương đương vùng 41,000-43,000) đang đóng vai trò là hỗ trợ mạnh cho cổ phiếu. Nếu ngưỡng này trụ vững thì quá trình phục hồi của VEA sẽ diễn ra trong thời gian tới.
VNM - CTCP Sữa Việt Nam
Trong phiên giao dịch ngày 18/05/2022, giá cổ phiếu VNM tăng nhẹ và xác nhận cho mẫu hình White Marubozu trước đó.
Khối ngoại mua ròng liên tục trở lại trong những phiên gần đây đã giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư trên thị trường.
Chỉ báo Relative Strength đi lên và nằm trên đường trung bình 20 ngày chứng tỏ cổ phiếu đang mạnh hơn (outperform) thị trường chung.
Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào trong vùng 64,000-70,000 vì đây là hỗ trợ mạnh và đáng tin cậy.
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
VN-Index gặp áp lực rung lắc khi test lại đỉnh cũ tháng 1/2023. Tình trạng giằng co dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/06/2023, toàn thị trường có 29 mã tăng, 14 mã giảm và 8 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 20,000 CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 07/06/2023, basis hợp đồng VN30F2306 mở rộng so với phiên trước đó và đạt giá trị -7.68 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng hơn trong ngắn hạn.
VN-Index xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng trở lại. Tuy nhiên, chỉ số đã tăng điểm phiên thứ 5 liên tiếp. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch và dòng tiền thông minh đều đang tăng trưởng tốt.
Các chỉ số thị trường đều đảo chiều hoặc chậm lại đà tăng do test lại các vùng kháng cự mạnh. Tình hình rung lắc dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Các chỉ số chính trên thị trường đồng loạt tăng điểm lên trên mức tham chiếu ngay đầu phiên. Trong đó, VN-Index tăng gần 1 điểm, giao dịch quanh mức 1,109 điểm. HNX-Index tăng gần 1 điểm, giao dịch quanh mức 230 điểm.
Các tín hiệu quan trọng của nhóm MA dài hạn, mẫu hình, Average Directional Index… lần lượt xuất hiện báo hiệu cho một thời kỳ tăng trưởng mới.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/06/2023, toàn thị trường có 30 mã tăng, 11 mã giảm và 10 mã tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng đạt 6,600 CW.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 06/06/2023, basis hợp đồng VN30F2306 mở rộng so với phiên trước đó và đạt giá trị -6.22 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã thận trọng hơn trong ngắn hạn.
VN-Index liên tục xuất hiện mẫu hình nến Rising Window và White Marubozu liên tiếp cho thấy tâm lý đầy hưng phấn của nhà đầu tư. Mặt khác, chỉ số cũng vượt lên trên nhóm MA dài hạn nên xu hướng tăng trưởng đã hình thành.
Hai chỉ số chính tiếp tục giữ vững đà tăng điểm cho thấy sự tích cực đang được duy trì. Tuy nhiên, nhà đầu cần chú ý các tín hiệu từ nhóm momentum để tránh những đợt điều chỉnh ngắn hạn.
Xuất khẩu ngành gỗ nửa đầu năm 2023 của Việt Nam đón nhận những tín hiệu không mấy lạc quan khi các thị trường xuất khẩu chính đều đang chững lại. CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) cũng chịu những ảnh hưởng nhất định khi phần lớn cơ cấu doanh thu thuộc về xuất khẩu. Tuy nhiên, GDT vẫn hấp dẫn với nhà đầu tư khi sở hữu biên lợi nhuận gộp cao nhất ngành cùng mức chi trả cổ tức cao qua các năm.