Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 19-23/04/2021
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng quyền 24/02/2021: Dòng tiền vẫn đang thận trọng
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 23/02/2021 với 57 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 49 mã giảm giá. Khối ngoại tiếp tục mua ròng với tổng mức mua ròng hơn 381 ngàn đơn vị.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 23/02/2021 với 57 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 49 mã giảm giá. Trong đó, CREE2101 và CTCB2102 là hai mã tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng lần lượt 22.9% và 18.4%. Trên thị trường cơ sở, mã chứng khoán REE kết phiên giảm 1.1%, TCB bật tăng 3.1%. Ở chiều ngược lại, CVIC2007 và CVNM2016 là hai mã có mức giảm mạnh nhất, ở mức lần lượt 24% và 19.2%.
Tổng khối lượng giao dịch của thị trường chứng quyền trong phiên 23/02/2021 đạt 24 triệu đơn vị, giảm 8.08%. Giá trị giao dịch đạt hơn 110 tỷ đồng, giảm 5.81% so với phiên ngày 22/02/2021.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên 23/02/2021 với tổng mức mua ròng hơn 381 ngàn đơn vị. Trong đó, CSTB2015 và CMSN2014 là hai mã chứng quyền được khối ngoại mua ròng nhiều nhất.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 23/02/2021, CSBT2007 và CTCB2010 là hai mã chứng quyền có giao dịch sôi động nhất. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị giao dịch thì CTCB2012 lại là mã dẫn đầu thị trường.
Nguồn: VietstockFinance
II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 24/02/2021, khung giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CTCB2009 và CMSN2010 hiện đang là mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.
Những mã chứng quyền có effecting gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Theo đó, CVNM2015 và CMSN2014 hiện là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effecting gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 15.23 và 12.58 lần.
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 16/04/2021, VN-Index tiếp tục sụt giảm sau khi xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều Dark Cloud Cover trong phiên trước đó. Nếu trạng thái giảm điểm vẫn được duy trì khi kết phiên thì tín hiệu đảo chiều sẽ được xác nhận.
VN-Index tiếp tục sụt giảm sau khi tạo mẫu hình nến đảo chiều Dark Cloud Cover. Đầu phiên chỉ số giảm hơn 4 điểm. HNX-Index và chỉ số đại diện sàn UPCoM cũng đang rơi vào sắc đỏ.
Mặc dù chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19 nhưng ngành bán lẻ vẫn được giới phân tích đánh giá là còn nhiều dư địa tăng trưởng trong dài hạn. CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành này.
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 15/04/2021 với 41 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 43 mã giảm giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 236 ngàn đơn vị.
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 15/04/2021. Basis hợp đồng VN30F2104 đảo chiều và đạt giá trị -0.3 điểm. Basis hợp đồng VN30F2105 đạt giá trị -4.10 điểm. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang bi quan về triển vọng của VN30-Index.
Mốc 1,250 điểm vẫn đang là kháng cự mạnh đối với VN-Index tại thời điểm hiện tại. Vùng 1,180-1,210 điểm sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số tiếp tục xuất hiện điều chỉnh mạnh.
Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 15/04/2021, VN-Index tạo khoảng trống tăng giá (gap up/rising window). Hiện tại, chỉ số vẫn đang test lại vùng kháng cự 1,250-1,260 điểm (ngưỡng Fibonacci Projection 61.8%).
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, ngành cảng biển có triển vọng khá tích cực trong thời gian tới. Các cổ phiếu đáng chú ý trong ngành này gồm có CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) và CTCP Gemadept (HOSE: GMD).
Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: CTD, GEX, GTN, HBC, HDB, HII, STB, TPB, VJC và VEA.
Chỉ số VN-Index mở cửa tăng mạnh, tạo một gap lớn nhờ sự đồng thuận tăng giá ở nhóm cổ phiếu Large Cap.
Sắc xanh quay trở lại thị trường chứng quyền trong phiên giao dịch ngày 14/04/2021 với 61 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 24 mã giảm giá. Khối ngoại bán ròng trở lại với tổng mức bán ròng hơn 2.2 triệu đơn vị.