Vietstock Daily 15/08/2024: Kỳ vọng khối lượng phục hồi
VN-Index giảm nhẹ và liên tục xảy ra rung lắc sau khi test lại đường Middle của Bollinger Bands. Với bối cảnh trên, chỉ số cần vượt lên trên đường này kèm theo khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày nếu muốn duy trì sự lạc quan. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục hướng lên sau khi cho tín hiệu mua đồng thời khối ngoại quay lại mua ròng liên tiếp trong các phiên gần đây. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn không quá bi quan.
I. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ NGÀY 14/08/2024
- Các chỉ số chính đóng cửa giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 14/08. Cụ thể, VN-Index giảm 0.06 điểm, về mức 1,230.36 điểm. HNX-Index giảm 0.22%, đạt 229.68 điểm.
- Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 443 triệu đơn vị, giảm 9.24% so với phiên hôm trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 9.91% so với phiên trước, đạt hơn 38 triệu đơn vị.
- Khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE với giá trị gần 632 tỷ đồng và bán ròng trên sàn HNX với giá trị gần 8 tỷ đồng.
Giá trị giao dịch NĐTNN của HOSE, HNX và UPCOM theo ngày. Đvt: Tỷ đồng
Giá trị giao dịch ròng theo mã cổ phiếu. Đvt: Tỷ đồng
- Tâm lý của nhà đầu tư vẫn đang rất thận trọng khi nhịp phục hồi của thị trường vừa qua không có sự ủng hộ của dòng tiền lớn. VN-Index trải qua thêm một phiên giao dịch ảm đạm, sắc xanh của chỉ số được níu giữ yếu ớt nhờ lực đẩy của một vài cổ phiếu trụ, trong khi đó độ rộng thị trường vẫn nghiêng nhiều hơn về phía bán. Thị trường giằng co mạnh trong cuối phiên, VN-Index đóng cửa sát mốc tham chiếu, dừng ở mức 1,230.36 điểm.
- Về mức độ ảnh hưởng, VHM, MSN và BID là những cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index, giúp chỉ số tăng hơn 2 điểm. Trái lại, “anh lớn” VCB trở thành “gánh nặng” lớn nhất lấy đi hơn 2 điểm của chỉ số. Theo sau là VPB, MBB và DGC cũng trải qua phiên giao dịch không mấy tích cực.
- VN30-Index kết thúc phiên với mức tăng 0.13%, lên mức 1,270.38 điểm. Phe mua chiếm ưu thế với 17 mã tăng và 13 mã giảm. Trong đó, VRE, SAB và MSN là những cổ phiếu giao dịch tích cực nhất với mức tăng lần lượt là 3.2%, 2.6% và 2.3%. Ở chiều ngược lại, VCB xếp cuối bảng khi giảm 1.7%, cùng với đó là SSI, VPB và MBB cũng giảm gần 1%.
Các nhóm ngành tiếp tục có sự phân hóa. Ở phía tích cực, ngành tiêu dùng thiết yếu tăng mạnh nhất hôm nay (+0.74%). Tuy vậy, xu hướng của các cổ phiếu trong ngành không đồng thuận mà có sự tăng giảm trái chiều. Trong khi MSN (+2.27%), SAB (+2.58%), VNM (+0.27%), VHC (+2.03%), IDP (+6%),… thu hút lực cầu tích cực thì phe bán vẫn chi phối ở các cổ phiếu MCH, QNS, VSF, HAG, DBC, MCM…
Nhóm bất động sản cũng có diễn biến tương tự với mức tăng 0.59%. Nhiều cổ phiếu lớn tăng điểm tích cực như VHM (+2.34%), VIC (+0.25%), BCM (+1.12%), VRE (+3.15%), KBC (+0.4%), SNZ (+1.45%),… Mặt khác, không ít cổ phiếu vẫn chìm trong sắc đỏ tiêu cực như KDH, SSH, NVL, IDC, NLG, DIG, CEO, PDR, DXG, HDG,…
Ở phía ngược lại, năng lượng là ngành yếu nhất với mức giảm 1.55%, ảnh hưởng chủ yếu từ các cổ phiếu BSR (-2.12%), PVS (-0.76%) và PVD (-0.19%). Các nhóm tài chính, chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin và tiêu dùng không thiết yếu cũng trải qua phiên giao dịch không dễ dàng khi giảm khoảng 0.1-0.3%.
VN-Index giảm nhẹ và liên tục xảy ra rung lắc sau khi test lại đường Middle của Bollinger Bands. Với bối cảnh trên, chỉ số cần vượt lên trên đường này kèm theo khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày nếu muốn duy trì sự lạc quan. Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục hướng lên sau khi cho tín hiệu mua đồng thời khối ngoại quay lại mua ròng liên tiếp trong các phiên gần đây. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn không quá bi quan.
II. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG VÀ DAO ĐỘNG GIÁ
VN-Index - Chỉ báo MACD cho tín hiệu mua trở lại
VN-Index giảm nhẹ và liên tục xảy ra rung lắc sau khi test lại đường Middle của Bollinger Bands. Với bối cảnh trên, chỉ số cần vượt lên trên đường này kèm theo khối lượng giao dịch nằm trên mức trung bình 20 ngày nếu muốn duy trì sự lạc quan.
Hiện tại, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục hướng lên sau khi cho tín hiệu mua. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn không quá bi quan.
HNX-Index - Khối lượng vẫn duy trì ở mức thấp
HNX-Index tiếp tục giảm điểm trong bối cảnh khối lượng giao dịch vẫn chưa cải thiện và duy trì dưới mức trung bình 20 ngày. Điều này phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn ở mức cao.
Tuy nhiên, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua trở lại sau khi cắt lên trên đường Signal Line. Nếu tín hiệu mua vẫn tiếp tục duy trì trong thời gian tới thì triển vọng ngắn hạn sẽ chuyển biến tích cực hơn.
Phân tích Dòng tiền
Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index cắt lên trên đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ được hạn chế.
Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên giao dịch ngày 14/08/2024. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ lạc quan hơn.
III. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 14/08/2024
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
- Thị trường chứng quyền 11/09/2024: Giá trị giao dịch toàn thị trường tăng hơn 58% (14/08/2024)
- Chứng khoán phái sinh ngày 11/09/2024: Khối ngoại mua ròng mạnh trở lại (14/08/2024)
- Vietstock Daily 11/09/2024: Sự bi quan đang lớn dần (14/08/2024)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 10/09: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (14/08/2024)
- Ngày 10/09/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/08/2024)
- Nhịp đập Thị trường 10/09: VN-Index mở cửa tăng nhẹ, nhóm thép tiếp tục đà tăng (14/08/2024)
- Thị trường chứng quyền 10/09/2024: Triển vọng thị trường vẫn còn tiêu cực (14/08/2024)
- Chứng khoán phái sinh ngày 10/09/2024: Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường (14/08/2024)
- Vietstock Daily 10/09/2024: Rủi ro điều chỉnh gia tăng (14/08/2024)