Dịch vụ
Vinaconex thực hiện hơn 80% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng
Kết quả SXKD của Vinaconex (HOSE: VCG) tiếp tục khởi sắc, Tổng công ty đã thực hiện trên 80% kế hoạch lợi nhuận của cả năm sau 9 tháng.
Theo BCTC mới được Vinaconex công bố, 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Công ty mẹ đạt 5,530 tỷ đồng, tăng gần 6% so cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế hơn 616 tỷ đồng, tăng 273% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 552 tỷ đồng, tăng gấp 4.4 lần so với cùng kỳ.
Tính đến hết ngày 30/9, Công ty mẹ đạt vốn chủ sở hữu 6,788 tỷ đồng, tăng gần 9%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 552 tỷ đồng.
Các khoản nợ của Vinaconex có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, tính đến quý III, nợ phải trả còn 11,723 tỷ đồng, giảm 1,591 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản mục nợ ngắn hạn giảm 1,436 tỷ đồng do khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm mạnh. Cùng với đó, nợ dài hạn cũng giảm từ 1,415 tỷ đồng xuống còn 1,259 tỷ đồng.
Số liệu từ Báo cáo tài chính hợp nhất cũng cho thấy kết quả kinh doanh khởi sắc của Vinaconex trong bối cảnh ngành xây lắp phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo đó, doanh thu hợp nhất đạt 8,139 tỷ đồng. Biên lại gộp 9 tháng đầu 2024 đạt gần 18%, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế đạt 931 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 765 tỷ đồng, gấp 3.8 lần cùng kỳ. Với con số trên, lũy kế từ đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Vinaconex đạt 80% so với kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thông qua.
Điểm sáng trên bức tranh tài chính hợp nhất của Vinaconex còn nằm ở khoản mục nợ giảm mạnh. Nợ phải trả giảm từ 20,453 tỷ đồng xuống 18,340 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn giảm từ 14,422 tỷ đồng xuống 13,236 tỷ đồng và nợ dài hạn giảm từ 6,031 tỷ đồng xuống 5,103 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khoản nợ trái phiếu dài hạn khoảng 1,600 tỷ đồng đã được thanh toán hết đến 30/6/2024, điều này thể hiện năng lực tài chính vững mạnh của Vinaconex trong bối cảnh hiện nay.
Tính đến cuối kỳ, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tiếp tục nhích lên 10,936 tỷ đồng, tiền mặt đạt gần 2,500 tỷ đồng.
Về cơ cấu doanh thu, hoạt động xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 67% tổng doanh thu. Ở mảng xây lắp, khả năng duy trì giá trị backlog cao cho thấy Vinaconex tiếp tục khẳng định được năng lực và vị thế của nhà thầu hàng đầu Việt Nam, được thể hiện sắc nét tại các dự án có quy mô lớn, có độ khó cao về kỹ - mỹ thuật trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông…. Có thể kể đến các dự án tiêu biểu như: sân bay Long Thành, dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 – Sân bay Nội Bài, sân bay Phú Bài, sân bay Cam Ranh, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2); các gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam phía đông (giai đoạn 2017 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025), cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu..vv…Một số công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội vừa được khánh thành như Cung thiếu nhi Hà Nội và Bệnh viện Nhi Hà Nội cũng có sự góp mặt của nhà thầu Vinaconex.
Trong lĩnh vực bất động sản, Vinaconex đã ra mắt VINACONEX DIAMOND TOWER, tòa nhà văn phòng theo tiêu chuẩn hạng A, có vị trí đắc địa nằm cách hồ Hoàn Kiếm chưa đầy 3km, với phong cách thiết kế hiện đại, nội thất cao cấp, dịch vụ quản lý chuyên nghiệp, được đánh giá là tâm điểm đáng chú ý trong phân khúc bất động sản cao cấp lĩnh vực văn phòng cho thuê của Thủ đô Hà Nội.
Cùng với VINACONEX GREEN DIAMOND 93 Láng Hạ, VINACONEX DIAMOND TOWER tiếp tục là dự án được đánh giá cao do Vinaconex đầu tư xây dựng trong phân khúc bất động sản cao cấp đã ra mắt thị trường thời gian gần đây.
Sở hữu quỹ đất lớn, Vinaconex hiện cung cấp đa dạng các sản phẩm bất động sản thuộc các lĩnh vực như nhà ở, khu đô thị du lịch - nghỉ dưỡng, hạ tầng khu công nghiệp. Khu công nghiệp công nghệ cao 1 và 2 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc do Vinaconex làm nhà đầu tư phát triển hạ tầng thời gian vừa qua cũng đón thêm các nhà đầu tư mới.
Vinaconex cũng đang nghiên cứu đầu tư một số dự án khu đô thị, khu công nghiệp tại Hà Nội, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Khánh Hoà, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
Ở mảng đầu tư tài chính, các dự án nhà máy sản xuất công nghiệp như thủy điện, nước sạch, giáo dục tiếp tục sinh lời và đem đến dòng tiền bền vững cho doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy, Vinaconex luôn duy trì năng lực cốt lõi trên 3 mảng hoạt động chính gồm xây lắp, đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính, không ngừng hoàn thiện quy trình quản trị để gia tăng hiệu quả hoạt động, chuẩn bị đón đầu cho những cơ hội mới trong tương lai.
- Ngành xây dựng quý 3 hồi phục chưa rõ nét (01/11/2024)
- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 đột ngột qua đời (01/11/2024)
- Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN (01/11/2024)
- Thanh tra Chính phủ tại Bộ GTVT chỉ sai phạm dự án của Novaland, Trung Thủy (01/11/2024)
- QHD sắp chia cổ tức, mỗi cổ phiếu nhận 2,000 đồng (01/11/2024)
- Chứng khoán KAFI sẽ dùng 2,500 tỷ sắp huy động để làm gì? (01/11/2024)
- Ngành thép quý 3: Hòa Phát và Nam Kim nổi bật giữa bức tranh ảm đạm (01/11/2024)
- Bị cáo Trương Mỹ Lan nói về quan hệ với ‘chúa đảo’ Tuần Châu (01/11/2024)
- Doanh nghiệp nhựa cấp linh kiện cho Honda, Samsung muốn mở rộng quy mô sản xuất lên chục lần? (01/11/2024)