Với mức tăng 52% năm ngoái, đất nước đang trên đà trở thành thị trường có kết quả tốt nhất châu Á năm thứ 2 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, VN Index tăng 22%; vốn ngoại đổ vào hơn 440 triệu USD sau khi đạt kỷ lục một tỷ USD trong 2017.
(Nguồn: Bloomberg)
Việt Nam có rất nhiều điều đáng chú ý, Bloomberg nhận định. GDP quý I tăng trưởng 7,4% - cao nhất một thập kỷ; nhà đầu tư nước ngoài "săn lùng" cổ phần trong các lĩnh vực chủ chốt như nước giải khát, dầu và tài chính. Năm ngoái, nhà nước thu được khoảng 4,8 tỷ USD trong vụ bán cổ phần tại Sabeco. Năm nay, Chính phủ có kế hoạch bán gấp 6,5 lần cổ phần chào bán năm 2017, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 1.
Làn sóng đầu cơ đang trỗi dậy, một số người cố gắng vượt các quỹ thụ động theo dõi chỉ số của MSCI. Việt Nam hiện nay có tính thanh khoản tốt hơn Philippines - một thị trường mới nổi. Giới quan sát nói rằng đất nước đã sẵn sàng để vào chỉ số MSCI EM.
Thậm chí nếu điều đó không xảy ra, Việt Nam vẫn có thể nhận được nhiều dòng vốn quốc tế hơn nếu một số thị trường khác được nâng hạng. Argentina hiện đang nằm trong danh sách theo dõi của MSCI trong khi FTSE Russell xếp Kuwait vào rổ thị trường mới nổi năm ngoái. Việt Nam hiện là quốc gia lớn thứ 3 trong MSCI FM (thị trường cận biên).
(Nguồn: Bloomberg)
Tuy nhiên đối với nhà đầu tư, đây có thể là một trò chơi nguy hiểm. 15 cổ phiếu trên MSCI Vietnam Index đều rất đắt khi giao dịch ở mức PE 30,5 lần lợi nhuận 12 tháng. VN Index có mức hợp lý hơn - 21 lần.
Chỉ số tăng hơn 2 lần trong 2 năm. (Nguồn: Bloomberg)
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang dần bị ảnh hưởng vì các sự kiện kinh tế vĩ mô, giảm mức hấp dẫn của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đầu năm nay, tương quan giữa lợi nhuận hàng tuần của cổ phiếu Việt Nam và Mỹ lên mức 67%, trái ngược hẳn tình hình trước đây (có lúc từng bị âm). Nói cách khác, nếu Mỹ cảm lạnh Việt Nam cũng sẽ hắt hơi.
Việt Nam không còn "miễn nhiễm" với Mỹ. (Nguồn: Bloomberg)
Pakistan chính là ví dụ. Trong ít nhất một năm rưỡi trước khi được vào MSCI EM, nhà đầu cơ đổ xô vào nhưng chỉ số chuẩn Karachi 100 lại sụt giảm ngay trước ngày nâng hạng chính thức. Chắc chắn, "sức khỏe" thị trường Việt Nam tốt hơn Pakistan. Nhưng với sức nóng hiện nay, nhà đầu tư rất dễ tìm ra lý do để bán. GDP giảm, lạm phát tăng lên, và thị trường sẽ "lạnh" đi nhanh chóng.
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (09/04/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (09/04/2018)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (09/04/2018)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (09/04/2018)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (09/04/2018)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (09/04/2018)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (09/04/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (09/04/2018)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (09/04/2018)