Trong tuần giao dịch 23-27/10, chỉ số VnIndex tiếp tục bứt phá ấn tượng, từ mức 826,84 điểm lên 840,37 điểm, tương ứng mức tăng 1,64% và đây cũng là mức cao nhất đạt được trong vòng 10 năm qua. Với diễn biến tích cực trên, VnIndex một lần nữa “thăng hạng” lên vị trí thứ 7 Thế giới về tốc độ tăng trưởng của TTCK, tính từ đầu năm tới nay.
TTCK Việt Nam nằm top những thị trường tăng mạnh nhất thế giới từ đầu năm
Tuy nhiên, cũng giống như diễn biến những tuần gần đây khi mà TTCK Việt Nam liên tục chinh phục đỉnh mới thì niềm vui lại không đến với số đông nhà đầu tư. Theo đó, trong tuần qua, VnIndex mặc dù tăng tới 13,5 điểm, nhưng chỉ tính riêng nhóm 5 cổ phiếu ROS, SAB, VNM, VIC, VCB đã tăng tới 18,2 điểm, vượt trội hơn hẳn đà tăng thị trường chung và hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” vẫn tiếp tục diễn ra.
Thống kê trên HoSE cho biết, trong tuần qua thị trường có tới 238 mã giảm điểm, chiếm 70% tổng số mã niêm yết. Số mã tăng điểm chỉ là 104, trong đó có tới 78 mã tăng từ 0-5%; tăng trên 20% chỉ có ROS cho thấy thị trường phân hóa khá mạnh và lực tăng tương đối yếu. Điều này khiến một nghịch lý đang diễn ra khá phổ biến là “thị trường tăng nhưng danh mục giảm”.
Số mã giảm điểm chiếm áp đảo tuần qua
Thị trường chờ đợi gì trong tuần giao dịch tiếp theo?
Tính tới hết tuần vừa qua đã có 538 công ty (chiếm 75%) trên 2 sàn HoSE và HNX công bố KQKD quý 3 với tổng lợi nhuận sau thuế 20.091 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Bức tranh KQKD có sự phân hóa và có 47% số công ty có tăng trưởng âm về lợi nhuận. Theo đánh giá của CTCK BSC, mùa công bố KQKD quý 3 đang vào giai đoạn cuối, hiệu ứng ảnh hưởng đến thị trường khá yếu và áp lực điều chỉnh đang lớn dần.
Một yếu tố khác đang không ủng hộ xu hướng tích cực của thị trường là tháng 11 đang tới gần. Thống kê từ năm 2008 đến 2016 cho biết TTCK Việt Nam có tới 8 năm giảm điểm trong tháng 11, thậm chí mức giảm còn rất mạnh, trên 5%. Chỉ duy nhất năm 2013, thị trường tăng trong tháng 11 nhưng mức tăng cũng chỉ là 2%. Những con số thống kê hiện đang không ủng hộ xu hướng thị trường trong thời gian tới.
Về giao dịch khối ngoại, trong tuần vừa qua, khối này đã bán ròng 136 tỷ đồng trên HoSE và HNX. Như vậy, xu hướng bán ròng của khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì từ tháng 9 tới nay và điều này đang ảnh hưởng không tốt tới xu hướng thị trường chung. Trong những tuần giao dịch tiếp theo, nếu khối ngoại chưa trở lại thì khó có thể kỳ vọng thoát khỏi kịch bản “xanh vỏ đỏ lòng”.
Tuy nhiên, vẫn có điểm tích cực là giá dầu thế giới đang hồi phục trong những ngày gần đây. Cụ thể, giá dầu Brent hiện đã vượt ngưỡng 60 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 2 năm qua. Đây sẽ là thông tin hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu dầu khí, vốn là nhóm chiếm tỷ trọng khá lớn trên TTCK Việt Nam.
Giá dầu hồi phục là điểm sáng trong tuần giao dịch tiếp theo
Nghịch lý VN-Index tăng 20 điểm nhưng tài khoản nhà đầu tư đều... giảm
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (30/10/2017)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (30/10/2017)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (30/10/2017)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (30/10/2017)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (30/10/2017)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (30/10/2017)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (30/10/2017)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (30/10/2017)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (30/10/2017)