CTCK VCBS
Áp lực rút ròng vốn tại các quỹ ETF ngoại chưa có dấu hiệu dừng lại đặc biệt là FTSE khi trong phiên giao dịch gần nhất, Quỹ này bị rút ròng hơn 300.000 chứng chỉ quỹ (ccq) tương đương với lượng rút ròng 6,7 triệu USD đẩy số lượng ccq bị rút ròng từ đầu tháng 12 lên tới gần 2 triệu. Đây tiếp tục là yếu tố khiến xu hướng chung của thị trường chưa thể sớm cải thiện ít nhất trong ngắn hạn.
Sau khi các chỉ số đồng loạt kiểm định không thành công đường MA20, chúng tôi cho rằng xu hướng điều chỉnh có thể trở lại trong những phiên sắp tới. Trong đó, sự suy giảm của nhóm vốn hóa lớn cùng áp lực bán ròng từ khối ngoại manh nha trở lại sẽ tiếp tục là trở ngại lớn đối với chỉ số. Ở chiều ngược lại, với diễn biến có phần ảm đạm từ thời điểm đầu Quý 4 cùng thanh khoản toàn thị trường rơi về mức thấp, chúng tôi chưa nhìn nhận thấy khả năng thị trường xảy ra đổ vỡ đột ngột. Theo đó, chiến lược hợp lý đối với đa số nhà đầu tư vẫn là duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp, tập trung bảo toàn giá trị danh mục trong điều kiện xu hướng chung không thuận lợi.
CTCK Rồng Việt
Chúng tôi nhận thấy áp lực bán trong phiên hôm qua diễn ra ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn. Theo thống kê, có đến 158 mã trên HNX và 95 mã trên HNX kết phiên trong sắc đỏ, trong đó top 5 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường (bao gồm VNM, SAB, VCB, GAS, VIC) đều giảm điểm. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân giảm điểm của thị trường của phiên hôm nay phần nhiều đến từ giao dịch bán ròng khối ngoại. Dù ghi nhận mức giảm điểm khá lớn, tâm lý hoảng loạn vẫn chưa xuất hiện. Nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến thị trường trong trường hợp VNIndex giảm xuống dưới mức 655.
CTCK Bảo Việt - BVSC
Điểm số của VN-Index bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn trong các phiên gần đây. Điều này khiến diễn biến chỉ số chung có phần bị nhiễu.
Về cơ bản, rủi ro giảm điểm ngắn hạn của thị trường vẫn chưa hoàn toàn được loại bỏ hết. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì một vị thế an toàn, tránh việc bắt đáy quá sớm đẩy tỷ trọng lên mức cao.
CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS
Khối ngoại bất ngờ bán mạnh VNM, trong khi cổ phiếu SAB tiếp tục điều chỉnh, khiến chỉ số VN-Index không duy trì được sự tích cực. Chỉ riêng 2 cổ phiếu này đã chiếm 2/3 điểm số giảm của thị trường nói chung, khiến tâm lý nhà đầu tư có phần bị tác động.
Số lượng cổ phiếu giảm giá áp đảo, nhưng khối lượng giao dịch suy giảm mạnh cho thấy, bên bán không bán tháo, mà tác động của điểm số chỉ là do nhóm vốn hóa lớn gây ra.
Tuy nhiên, bỏ qua mức giảm lớn của VN-Index thì nhiều cổ phiếu cơ bản như FPT, SSI, HCM, HPG... vẫn khá tích cực. Dù giá giảm, nhưng không đáng kể, trong khi đó, khối lượng giao dịch suy giảm cho thấy, bên bán không tạo ra áp lực quá lớn. Các cổ phiếu này có thể tăng trở lại bất ngờ và có thể sẽ kéo theo dòng tiền quay trở lại thị trường.
Với một phiên giảm mạnh như trên rõ ràng về kỹ thuật là tín hiệu không tốt. Trong khi đó, cổ phiếu SAB chưa kết thúc điều chỉnh sẽ còn tác động lên phiên giao dịch 21/12, nhất là khoảng thời gian đầu phiên. Nếu như giá giảm mạnh, thị trường có thể lại kích hoạt dòng tiền bắt đáy lần nữa và đó là tín hiệu tốt.
Về cơ bản, phiên giảm mạnh 20/12 có thể làm thay đổi tín hiệu kỹ thuật đối với VN-Index nói riêng, nhưng không làm thay đổi nhiều đối với từng cổ phiếu bởi xu hướng chung vẫn là tích cực.
CTCK MB - MBS
Áp lực cung gia tăng khiến độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá, cùng với gánh nặng đến từ nhiều mã lớn khiến thị trường giảm điểm khá mạnh. VN-Index lùi xuống dưới đường MA20 ngày, tương ứng ngưỡng 665 điểm, trong khi HNX-Index nằm sát ngưỡng 80 điểm.
Trong phiên 21/12, hai chỉ số có thể kiểm nghiệm lại các ngưỡng hỗ trợ 655-660 điểm với VN-Index và 78-79 điểm với HNX-Index. Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu hiện tại, đồng thời quan sát diễn biến thị trường tại các ngưỡng hỗ trợ để có hành động phù hợp.
Theo Trí thức trẻ
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (21/12/2016)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (21/12/2016)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (21/12/2016)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (21/12/2016)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (21/12/2016)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (21/12/2016)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (21/12/2016)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (21/12/2016)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (21/12/2016)