Hội thảo "Tăng cường tiếp cận thị trường vốn Việt Nam" do Uỷ ban chứng khoán và Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng nay, các chuyên gia đã đặt ra vấn đề cần phải đưa sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết vào Luật và giải pháp mở room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho biết SSC và CIEM đang xây dựng Luật chứng khoán sửa đổi và Luật doanh nghiệp sửa đổi, mục tiêu xây dựng chính sách phải đa dạng hóa công cụ và giúp công ty huy động vốn, giúp nhà nước cân bằng giữa thuận lợi kinh doanh và an toàn xã hội. "Chúng ta không thể kỳ vọng sự an toàn 100%, sự rủi ro phải được chia sẻ giữa quy định và các bên liên quan, nhà đầu tư (NĐT) phải ý thức được rủi ro trước khi mua", ông Hiếu nhận xét. Đại diện CIEM cho biết đã đến lúc và cần thiết phải đưa chứng chỉ không có quyền biểu quyết NVDR vào vận hành. Thế giới đã triển khai sản phẩm này đầu tiên năm 1920, tức là cách đây gần 100 năm, Thái Lan triển khai năm 2000, chúng ta thảo luận vấn đề này vào năm 2012 nhưng đáng tiếc chỉ dừng ở mức thảo luận cho đến ngày hôm nay.
"Chúng ta không có lí do gì để từ chối sản phẩm này, nhưng đưa công cụ này vào Việt Nam chúng ta phải hình dung ra nó như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam", ông Hiếu phát biểu tại hội nghị.
Chưa đến 8% doanh nghiệp niêm yết trên Hose mở room trên 49% cho nhà đầu tư nước ngoài
Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên chuyên trách Sở GDCK TP.HCM đã đưa ra giải pháp giao dịch cho NĐT nước ngoài.
Số liệu cho thấy, trong 376 công ty niêm yết trên sở, hiện nay chỉ có 25 DN tại TP.HCM mở room 100%, 3 công ty mở room 51%-70%, 317 công ty giữ nguyên tỷ lệ 49%, 8 công ty có room 30% (nước ngoài), 23 công ty hạn chế bớt sở hữu nước ngoài tại công ty (dưới 49%).
Có 3 nguyên nhân chính: các công ty niêm yết khi nới room phải rà soát ngành nghề có điều kiện và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin và tiến hành thủ tục với cơ quan hữu quan; (ii) vấn đề về mặt kinh tế khi nới room trên 51% bị coi là DN có vốn nước ngoài, như lĩnh vực y tế bị hạn chế đầu tư vào khu vực công, hay IT gặp bất lợi nhất định khi tham gia vào các dự án có vốn nhà nước, một số công ty khác muốn kiểm soát quyền cổ đông trong nước.
Mặc dù vậy, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam rất lớn. Hiện nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 24,6% giá trị giao dịch tại VN-Index, tương đương khoảng 31 tỷ USD và 27,35% trong VN30, top 3 ngành nắm giữ là tiêu dùng thiết yếu (trên 50%), ngành công nghệ thông tin (48%) và y tế (trên 40%), ngành sở hữu thấp nhất là thiết yếu (5%).
Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đang nghiên cứu hai sản phẩm cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quết và đã đề xuất lên UBCKNN để đưa vào dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi.
Về sản phẩm NVDR, tại Thái Lan, tổ chức phát hành NVDR là công ty con của Sở GDCK Thái Lan nhưng hiện nay chưa có khung pháp lý cụ thể để Sở GDCK (như HoSE) có thể thành lập công ty con và điều này nếu triển khai thì cần quy định rõ trong Luật chứng khoán.
Về vấn đề tham dự và biểu quyết của NVDR, đại diện Hose đề xuất cần phải đưa vào Luật Doanh nghiệp để có cơ chế biểu quyết đặc biệt cho tổ chức phát hành NVDR; giới hạn số lượng NVDR phát hành nhỏ hơn 15% và chỉ cho phép chuyển đổi NVDR sang cổ phiếu khi NVDR bị hủy niêm yết.
Lấy NVDR của Thái Lan làm cơ sở tạo ra sản phẩm NVDR của Việt Nam
Ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc đầu tư, trưởng phòng nghiên cứu công ty quản lý quy Dragon Capital cho biết hiện nay tổng vốn hóa TTCK Việt Nam khoảng 145 tỷ USD thì NĐT nước ngoài đang sở hữu 35 tỷ USD và room còn lại khoảng 18 tỷ USD. Tuy nhiên thực tế cho thấy một nửa room còn lại của thị trường đang nằm ở 5 công ty là nhóm cổ phiếu Vingroup (7,2 tỷ USD), VNM (1 tỷ USD), NVL (0,6 tỷ USD), POW (0,5 tỷ USD), 751 công ty đang niêm yết còn lại room nước ngoài 8,5 tỷ USD, như vậy trung bình room nước ngoài tại các công ty này chỉ là 11 triệu USD/công ty và theo ông Tuấn nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ tiền vào Việt Nam cũng khó, không có hàng hóa để đầu tư.
Đại diện DC nhấn mạnh việc mất cân đối trong việc phân bổ vốn cho nền kinh tế. Các công ty tốt đã hết room thì bị định giá thấp (PE 8,5 lần) trong khi Top 20 hiện nay có PE 22,3 lần, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí huy động vốn của công ty.
Các giải pháp cải thiện độ sâu thị trường: Các nước trong khu vực đã mở cửa thị trường từ lâu. NVDR của Thái Lan là sản phẩm có các quyền lợi tài chính giống như cổ phiếu thường, tính minh bạch cao, thuận lợi trong giao dịch, nhược điểm là tạo ra cho nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát được công ty. Tuy nhiên quan sát thị trường NVDR tại Thái Lan, từ năm 2000 tới nay chưa có một tranh chấp nào giữa nhà đầu tư và công ty, NĐT nước ngoài mua vào NVDR bất chấp khi công ty đó vẫn còn room, họ chỉ quan tâm đến việc mua lợi ích tài chính công ty mà không cần bỏ phiếu.
Ông Tuấn đề xuất dùng NVDR của Thái Lan làm cơ sở để hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và tạo ra sản phẩm NVDR Việt Nam, đầu tiên có thể thí điểm ở một vài công ty đã hết room và có quản trị doanh nghiệp tốt, trong đó giai đoạn đầu phát hành 15% NVDR.
Nhiều khoản đầu tư lãi bằng lần, quỹ lớn nhất của Dragon Capital tiếp tục "đặt cược" thêm 200 triệu USD vào các đợt IPO năm 2018- Thị trường chứng quyền 13/11/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (08/05/2019)
- Chứng khoán phái sinh ngày 13/11/2024: Các tín hiệu trái chiều xuất hiện (08/05/2019)
- Vietstock Daily 13/11/2024: Rủi ro giảm điểm gia tăng (08/05/2019)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/11: Thanh khoản sụt giảm đáng kể (08/05/2019)
- PLX - Đang ở mức định giá hợp lý cho nhà đầu tư dài hạn (08/05/2019)
- Ngày 12/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (08/05/2019)
- Nhịp đập Thị trường 12/11: VN-Index tăng đầu phiên, cổ phiếu nguyên vật liệu tích cực (08/05/2019)
- Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp có tuần hút tiền (08/05/2019)
- Thị trường chứng quyền 12/11/2024: Giá trị giao dịch toàn thị trường tăng hơn 100% (08/05/2019)