Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" mới đây đăng bài viết với tựa đề "Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đơn phương bảo thủ của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế Đông Nam Á" của tác giả Cát Hồng Lượng, Chủ nhiệm Học viện Đông Nam Á thuộc Đại học Dân tộc Quảng Tây và cũng là nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Charhar.
Nội dung bài viết tập trung vào phân tích khả năng khu vực Đông Nam Á có trở thành một trong những bên hưởng lợi từ các cuộc xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Đây cũng là một chủ đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sỹ. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế được các nước Đông Nam Á công bố gần đây đã ám chỉ rằng việc các nước Đông Nam Á được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là điều không dễ dàng, ít nhất là trong ngắn hạn, và thực tế cho thấy sự trái ngược với những gì đã chứng kiến.
Gần đây, Singapore đã công bố dữ liệu xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2018, trong đó ghi nhận sự sụt giảm tồi tệ nhất trong hơn hai năm qua. Dường như ngoại thương của nước này đã bị ảnh hưởng tiêu cực do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Gần như cùng lúc với công bố của Singapore, Indonesia và Philippines cũng đã công bố các số liệu xuất khẩu của hai nước này. Hoạt động xuất khẩu của Indonesia đã giảm 4,62% so với cùng kỳ năm 2017, xuống mức 14,18 tỷ USD trong tháng 12/2018 - tháng sụt giảm thứ hai, trong khi tại Philippines, xuất khẩu đã bất ngờ giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2017, xuống 5,57 tỷ USD trong tháng 11 - mức sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 5/2018, trong đó hoạt động xuất khẩu của các sản phẩm điện tử đã lần đầu tiên sụt giảm trong vòng hai năm qua.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Malaysia. Từ quan điểm này, trong bối cảnh xảy ra chiến tranh thương mại, các nước Đông Nam Á đã cảm nhận rõ sự tổn thương và nhạy cảm của họ đối với môi trường toàn cầu trong lĩnh vực ngoại thương, do đó, chắc chắn rằng các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ chịu nhiều đau đớn hơn trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng hiện vẫn còn một sự bất đồng trong dư luận đối với các tranh chấp thương mại Mỹ - Trung tại các nước Đông Nam Á như Singapore, Philippines, Indonesia và Malaysia. Một số nhà quan sát bày tỏ sự không hài lòng với việc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và thậm chí còn lên tiếng công khai phản đối. Họ cho rằng chiến tranh thương mại không phải là biện pháp đúng đắn để xử lý các vấn đề liên quan đến các thương mại Mỹ - Trung.
Những người khác thì đang tỏ ra quan ngại, song vẫn giữ thái độ thận trọng hơn đối với các tranh chấp thương mại Mỹ - Trung. Hiện tại, những lo lắng và thái độ thận trọng tương tự chủ yếu đến từ các nhà điều hành thương mại quốc tế và tài chính. Đơn cử dư luận chủ đạo của Malaysia làm ví dụ. Các nhà kinh tế Malaysia đã lên tiếng cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tiền tệ do sự mất giá của đồng nhân dân tệ (NDT) có thể làm suy yếu các đồng nội tệ của những nền kinh tế đang phát triển khác, trong đó gồm có đồng ringgit của Malaysia so với đồng USD.
Đông Nam Á bị ảnh hưởng thế nào bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Bên cạnh đó, hiện cũng có những người có quan điểm chủ quan nhưng tích cực đối với cuộc chiến thương mại này. Điều đó chủ yếu là do các nước Đông Nam Á có thể được hưởng "lợi tức bất ngờ" từ cuộc tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Về phương diện này, các lĩnh vực như phát triển công nghiệp, sản phẩm điện tử, máy tính và thương mại điện tử dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngoài ra, để tránh thuế quan cao trong bối cảnh xảy ra thương mại Trung Quốc-Mỹ, một số công ty đã áp dụng các biện pháp trực tiếp như chuyển các nhà máy sang các nước khác, qua đó cũng có thể mang lại những lợi ích nhất định cho Malaysia và các nước Đông Nam Á khác.
Nói chung, phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều mong đợi sẽ chứng kiến sự gia tăng thương mại từ những căng thẳng trên, nhưng không ngờ rằng điều này dường như không xảy ra. Và vì "lợi tức bất ngờ" vẫn chưa tới, nên sự sụt giảm mạnh về tỷ lệ tăng trưởng ngoại thương đã xác định rõ những quan ngại của các quốc gia này trong cuộc chiến thương mại.
Từ góc độ toàn cầu hóa và thương mại tự do đa phương quốc tế, các nước Đông Nam Á sẽ không đóng vai trò làm bên thứ ba thụ hưởng trong môi trường thương mại toàn cầu. Như đã biết, chính quyền Trump ủng hộ chính sách "Nước Mỹ trên hết", tập trung vào các biện pháp nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước của Mỹ và thu hẹp thâm hụt thương mại song phương với các nước khác. Rõ ràng, điều sách này chắc chắn đã, đang và sẽ tiếp tục dẫn đến một sự thay đổi lớn trong chính sách thương mại của Mỹ, trong đó đã thay đổi từ việc thúc đẩy thương mại tự do trong một hệ thống kinh tế đa phương sang hỗ trợ cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại đơn phương bảo thủ. Trong bối cảnh này, các nước Đông Nam Á, vốn là những quốc gia luôn phụ thuộc vào thương mại tự do và hội nhập khu vực, đương nhiên sẽ chứng kiến một sự va chạm sâu rộng với Mỹ trong chính sách thương mại mới của Washington.
Tác giả kết luận Đông Nam Á khó có thể đóng vai trò là bên thứ ba thụ hưởng, và Trung Quốc sẽ không phải là quốc gia duy nhất phải đối mặt với xung đột với chính sách thương mại của Mỹ.
- Dow Jones tăng hơn 450 điểm (10/02/2019)
- Nvidia: Doanh thu tăng vọt 94%, nhưng cổ phiếu vẫn giảm (10/02/2019)
- S&P 500 gần như đi ngang chờ báo cáo lợi nhuận của Nvidia (10/02/2019)
- Nasdaq Composite tăng hơn 1% nhờ cú bứt tốc của Nvidia (10/02/2019)
- Google có thể phải bán “viên ngọc quý” Chrome (10/02/2019)
- Tesla giúp Nasdaq Composite tăng điểm (10/02/2019)
- Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định (10/02/2019)
- Tỷ phú giàu nhất châu Á tham gia cuộc đua phát triển robot hình người (10/02/2019)
- Samsung sắp mua lại hơn 7 tỷ USD cổ phiếu quỹ để củng cố quyền kiểm soát (10/02/2019)