Nợ công của Kenya vừa vượt mức 5.000 tỷ shilling (tương đương 50 tỷ USD), khiến người ta tiếp tục đặt câu hỏi về thói quen vay nợ vô độ của chính phủ nước này. Các khoản vay mang lợi ích gì về mặt phát triển kinh tế? Về lâu dài, liệu chính phủ Kenya có thể trả được các món nợ này hay không?
Trong những năm gần đây, phần lớn các khoản vay là đến từ Trung Quốc. Số liệu mới cho thấy nợ của Kenya với Trung Quốc còn nhiều hơn là người dân nước này tưởng tượng. Tính đến cuối tháng 3, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Kenya, chiếm khoảng 72% tổng nợ nước ngoài của nước này.
Tỷ lệ này đã tăng 15% so với tổng khoản nợ năm 2016, khi Trung Quốc chỉ chiếm 57% các khoản nợ nước ngoài của Kenya. Con số này cao gấp 8 lần so với Pháp, chủ nợ lớn thứ hai của Kenya.
Nợ nước ngoài của Kenya.
Trong những năm qua, các quan chức của Nairobi đã liên tục bảo vệ quá trình vay vô tội vạ này, cho rằng nó là một phần trong nỗ lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng các lựa chọn và phân phối năng lượng, cải thiện hệ thống giao thông vận tải.
Sự tăng cường tiếp cận các nguồn vốn Trung Quốc cũng góp phần phát triển quan hệ Trung Quốc – Kenya. Chính phủ Kenya tìm cách có được các khoản vay dễ dàng hơn với ít ràng buộc hơn.
Đầu tháng 5, Kenya tham gia vào Ngân hàng Đầu tư phát triển hạ tầng châu Á, một tổ chức tín dụng do Trung Quốc dẫn đầu. Ngân hàng này cho phép các khoản vay mà không có các đòi hỏi về bãi bỏ bớt luật lệ, tư nhân hóa hay cải tổ như các tổ chức tín dụng khác của phương Tây, ví dụ như IMF.
Kenya cũng là một trong số 14 nước châu Phi vừa tham gia họp tại thủ đô Harare của Zimbabwe nhằm thảo luận việc có nên nắm giữ đồng nhân dân tệ như một nguồn dự trữ ngoại hối hay không. Đây là động thái giúp khuếch trương vai trò Trung Quốc như là một nhà cung cấp vốn toàn cầu.
Nợ của Kenya với Trung Quốc đã tăng 10 lần sau 5 năm
Phe chỉ trích cho rằng việc tăng cường vay mượn từ Trung Quốc sẽ làm tăng sự phụ thuộc vảo nước này và làm gia tăng khả năng Kenya sẽ rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh.
Trung Quốc “đã trở nên thành thạo trong việc đi đêm với thành viên chính phủ Kenya nhằm ký kết các hợp đồng thương mại mờ ám. Các hợp đồng này cuối cùng sẽ chất thêm gánh nặng cho quốc gia với các khoản vay đắt đỏ”, nhà báo Jaindi Kisero của tờ Daily Nationviết.
Sự gia tăng vay nợ nước ngoài của Kenya cũng gây ra các quan ngại cho cộng đồng quốc tế. Tháng 2, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thấp chỉ số tín dụng của Kenya dựa trên sự gia tăng mức vay nợ và sụt giảm khả năng trả nợ của nước này.
IMF cũng không cho Kenya tiếp cận khoản vay 1,5 tỷ USD vì nước này đã không thể đáp ứng các mục tiêu tài chính. IMF hối thúc Kenya giảm thâm hụt ngân sách và đưa các khoản nợ của nước này theo đi theo hướng bền vững hơn.
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (11/07/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (11/07/2018)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (11/07/2018)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (11/07/2018)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (11/07/2018)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (11/07/2018)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (11/07/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (11/07/2018)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (11/07/2018)