"Kẻ chịu chi" The Nawaplastic
Tháng 3/2018, thị trường chứng khoán có một tin khiến nhiều nhà đầu tư "rung rinh". Cuối cùng thì SCIC cũng đã chốt bán Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) sau nhiều năm nắm giữ.
Nhựa Bình Minh thuộc nhóm bluechips một thời. Sau này, thị trường chứng khoán đi lên cùng hàng loạt doanh nghiệp lớn khác chào sàn nên cổ phiếu doanh nghiệp nhựa này tuy vẫn thuộc VN30 nhưng sự quan tâm đã phần nào giảm bớt so với thời quá khứ huy hoàng.
Từ một cổ phiếu âm thầm đi lên chầm chậm nhưng chắc trong suổt nhiều năm ròng, cổ phiếu BMP đã bứt phá mạnh mẽ trong năm 2017 cùng với tin SCIC sẽ thoái vốn nhà nước. Đỉnh giá của cổ phiếu BMP đạt gần 100.000 đồng/cp tính theo giá đã điều chỉnh. Mức giá mà SCIC thoái vốn được cũng loanh quanh đỉnh giá một chút.
Bên dám rót tiền mua gần 24,16 triệu cổ phiếu BMP tương ứng khoản tiền trên 2.300 tỷ đồng là The Nawaplastic. The Nawaplastic Industries là một thành viên của SCG - tập đoàn Thái Lan. SCG hiện là cổ đông chính của Lọc hóa dầu Long Sơn và nắm quyền kiểm soát công ty gạch Prime Group, công ty xi măng StarCemt, Bao bì Tín Thành...Trước khi tham gia chào bán cạnh tranh, Nawaplastic Industries là cổ đông lớn nắm giữ hơn 16,7 triệu cổ phiếu BMP tương ứng 20,4% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Nhựa Bình Minh.
Với việc chi đậm hơn 2.300 tỷ, The Nawaplastic đã sở hữu xấp xỉ một nửa thương hiệu Nhựa Bình Minh của Việt Nam.
Không dừng lại ở đó, sau khi mua được lượng lớn cổ phiếu BMP từ SCIC, The Nawaplastic liên tục đăng ký mua vào cổ phiếu với lý do mua không hề giấu giếm là Thâu tóm. Đến giữa tháng 4/2018, The Nawaplastic chính thức sở hữu trên 50% vốn của Nhựa Bình Minh.
Giá cổ phiếu BMP rơi "thảm" sau khi Nhựa Bình Mình về tay The Nawaplastic
Với việc sở hữu trên 50% vốn, có thể coi như công cuộc thâu tóm Nhựa Bình Minh của The Nawaplastic đã thành công.
Nhưng, tài khoản của The Nawaplastic đã bốc hơi hơn một nghìn tỷ đồng kể từ khi rót tiền mua cổ phiếu. Từ đỉnh giá xấp xỉ 100.000 đồng/cổ phiếu thời The Nawaplastic mua từ SCIC, cổ phiếu BMP đã lao dốc không phanh về ngưỡng ~55.000 đồng hiện tại.
Cổ phiếu BMP lao dốc không phanh kể từ khi "cá mập" The Nawaplastic sở hữu chi phối
Nếu có bảng "vinh danh" những người chịu đau giỏi nhất thị trường chứng khoán giai đoạn đầu năm 2018 thì có lẽ, The Nawaplastic đạt được danh hiệu này.
The Nawaplastic liên tục mua thêm và cổ phiếu BMP liên tục giảm, bluechips một thời "hết vị"?
Nếu theo dõi các động thái mua cổ phiếu BMP của The Nawaplastic thì có thể thấy tham vọng của công ty nhựa Thái Lan này không dừng lại ở việc sở hữu trên 50% Nhựa Bình Minh mà thôi mà sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên mức cao hơn nữa.
Bản đăng ký mua hơn 818 nghìn cổ phiếu BMP chỉ mới công bố mua thành công gần 186 nghìn đơn vị vào giữa tháng 4/2018 vừa qua để thành cổ đông sở hữu quá 50% vốn theo luật định. Từ đó đến nay, The Nawaplastic ắt hẳn vẫn ròng rã gom mua cổ phiếu vì 3/5/2018 tới đây mới là hạn chót của bản đăng ký mua.
Đến đây, người ta nhìn thấy một nghịch lý. Thường thì, cầu tăng thì giá phải tăng. Nhu cầu mua vào cổ phiếu BMP của The Nawaplastic nhiều đến vậy thì vì sao cổ phiếu lại giảm bất thường, ~45% trong vài tháng như vậy?
Có một bàn tay vô hình dìm giá để mua cổ phiếu BMP rẻ hơn hay đơn giản là Nhựa Bình Minh hết vị và đại gia nhựa của Thái Lan đã bị thua lỗ đau?
Nếu nói rằng Nhựa Bình Minh hết vị thì cũng khó tin. Bởi, năm 2017 vừa qua, công ty lại đạt kết quả doanh thu thuần hơn 3.800 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm trước và lợi nhuận đạt 465 tỷ đồng, giảm 26% nhưng EPS vẫn đạt trên 5.600 đồng/cổ phiếu- ở mức cao trên thị trường.
Một thông tin đáng chú ý khác là trong chuỗi ngày giảm giá sâu của cổ phiếu BMP, đại hội cổ đông công ty đã bất ngờ thêm nội dung về việc hủy niêm yết và đổi tên công ty vào điều lệ công ty và giao ban điều hành thực hiện các thủ tục sửa đổi. Tuy đây chỉ là sửa đổi điều lệ thôi nhưng cũng làm nhiều nhà đầu tư "cả nghĩ" lo lắng: Liệu có phải, sau khi thâu tóm thành công thì The Nawaplastic sẽ tính đến chuyện hủy niêm yết Nhựa Bình Minh?
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (01/05/2018)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (01/05/2018)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (01/05/2018)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (01/05/2018)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (01/05/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (01/05/2018)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/05/2018)
- Nhịp đập Thị trường 21/11: Giằng co đầu phiên, kịch bản nào sau phiên hồi phục? (01/05/2018)
- Thị trường chứng quyền 21/11/2024: Giá trị giao dịch toàn thị trường tăng hơn 170% (01/05/2018)