Nối tiếp tâm lý tích cực từ quý 1, chứng khoán Việt Nam khởi đầu quý 2/2018 với khí thế "ngút trời" khi chỉ số Vn-Index không những vượt qua vùng đỉnh lịch sử 1.070 – 1.080 điểm mà còn tiếp tục vượt qua mốc tâm lý 1.200 điểm. Với mức tăng ấn tượng gần 22%, Vn-Index đã trở thành chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong quý 1.
Thời điểm đó, không ít ý kiến lạc quan cho rằng Vn-Index sẽ tiếp tục "bay cao" trong năm nay và thậm chí có thể cán mốc…2.000 điểm. Số lượng nhà đầu tư mới tăng vọt, tình trạng margin tại các CTCK căng cứng cho thấy tâm lý hứng khởi của thị trường.
Tuy vậy, như nhà đầu tư huyền thoại Warrant Buffet chia sẻ rằng "hãy sợ hãi khi mọi người tham lam" và quả thực, nhịp điều chỉnh mạnh đã xuất hiện ngay khi nhà đầu tư đang rất lạc quan. Kể từ khi vượt mốc 1.200 điểm vào đầu tháng 4, chỉ số Vn-Index đã "rơi" một mạch về vùng 900 điểm trước khi hồi phục đôi chút lên 960 điểm vào cuối quý 2.
Như vậy, tính riêng trong quý 2, mức giảm của Vn-Index lên tới 18,19%, đây là quý có diễn biến tồi tệ nhất với TTCK Việt Nam kể từ quý 4/2008 với mức giảm gần 31%. Không những vậy, cả 3 tháng giao dịch trong quý 2/2018 đều giảm điểm, lần cuối cùng TTCK Việt Nam ghi nhận 3 tháng điều chỉnh liên tiếp là vào quý 3/2016.
Vn-Index ghi nhận quý có diễn biến tệ nhất trong 1 thập kỷ
Có nhiều lý do giải thích cho diễn biến kém tích cực của thị trường trong quý 2 vừa qua. Đầu tiên là về định giá thị trường đã không còn rẻ. P/E Vn-Index vào đầu quý 2 lên tới gần 22 lần, cao hơn cả định giá TTCK Mỹ, cũng như các quốc gia Đông Nam Á và đây là yếu tố khiến giới đầu tư đẩy mạnh chốt lời. Margin tại các CTCK "căng cứng" cũng là yếu tố khiến thị trường không còn lực đẩy lên, từ đó dẫn tới áp lực chốt lời gia tăng.
Một vấn đề khác là sự "đổ bộ" của các thương vụ niêm yết lớn như Vinhomes, Techcombank cũng khiến nhiều quỹ đầu tư, đặc biệt các quỹ ngoại đẩy mạnh bán ròng trên thị trường để lấy nguồn tham gia "deal" cũng góp phần gây nên diễn biến tiêu cực cho thị trường.
Bên cạnh đó, những vấn đề bất ổn về chính trị Thế giới, lo ngại chiến tranh thương mại nổ ra, Mỹ tăng lãi suất…đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. Dòng vốn ngoại có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi, cận biên, trong đó có Việt Nam. Trong quý 2, khối ngoại đã mua ròng gần 25.000 tỷ trên HoSE, nhưng nếu loại trừ những thỏa thuận đột biến của Vinhomes, Yeah1 thì thực chất khối ngoại đã bán ròng hơn 10.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, những lo ngại về tăng trưởng kinh tế trong năm 2018 cũng là yếu tố khiến TTCK thiếu động lực bứt phá. Sau quý 1 tăng trưởng ngoạn mục 7,38%, mức cao nhất trong 10 năm thì đến quý 2, tăng trưởng GDP chỉ còn 6,79% và nhiều dự báo cho rằng những quý cuối năm sẽ khó có thể đạt được con số ấn tượng như quý đầu năm.
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (01/07/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (01/07/2018)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (01/07/2018)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (01/07/2018)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (01/07/2018)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (01/07/2018)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (01/07/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (01/07/2018)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/07/2018)