Bộ Tài chính vừa khuyến nghị doanh nghiệp phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư cần hiểu rõ và tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành, đầu tư, giao dịch Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), hiểu rõ về đặc điểm của trái phiếu để tránh được các rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư.
Từ năm 2017 trở lại đây, thị trường TPDN có sự phát triển nhanh do nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp tăng mạnh. Mặc dù bối cảnh tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 có xu hướng chậm lại nhưng khối lượng phát hành TPDN trong 9 tháng qua vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Điều này cho thấy bước đầu có sự dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu.
Với đặc thù TPDN là công cụ nợ do doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, mà khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh nên nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.
Theo Bộ Tài chính, một số rủi ro nhà đầu tư TPDN có thể gặp phải là: (i) doanh nghiệp không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; (ii) doanh nghiệp không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; (iii) doanh nghiệp không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn...
Do đó, Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư TPDN, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân không mua TPDN chỉ vì lãi suất cao. Trường hợp mua TPDN, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các thông tin gồm doanh nghiệp, mục đích phát hành; tài sản đảm bảo; cam kết của chủ thể phát hành; tình hình tài chính và việc sử dụng vốn; kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi.
10 tháng tổng phát hành TPDN đạt 178.732 tỷ, riêng tháng 10 nhóm BĐS tăng nổi bật
Điểm qua về thị trường, lũy kế 10 tháng đầu năm 2019, tổng lượng TPDN phát hành là 178.732 tỷ đồng (số liệu bao gồm cả các lô phát hành ra công chúng nhưng không bao gồm các đợt phát hành riêng lẻ trong 3 tháng đầu năm do chưa được công bố), trong đó các NHTM vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất với tổng lượng phát hành hơn 79.411 tỷ đồng (chiếm 44,4%), đứng sau là các doanh nghiệp BĐS với 61.269 tỷ đồng (chiếm 34,3%), còn lại là các công ty phát triển hạ tầng, CTCK và các doanh nghiệp khác, ghi nhận bởi SSI Research.
Tính riêng tháng 10/2019 có 17.071 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành nhưng chủ thể phát hành nhiều không phải là các NHTM mà thuộc về các công ty BĐS với 9.349 tỷ đồng trái phiếu được phát hành.
Trong đó, riêng Công ty TNHH Vinametric – chủ sở hữu của khách sạn Saigon Prince Hotel phát hành tổng cộng 3.705 tỷ đồng. Đứng thứ 2 là CTCP BĐS Sài Gòn Vina (Land Saigon) phát hành 1.850 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 11%/năm…
Đối với nhóm ngân hàng, cả tháng 10 các NHTM chỉ phát hành thêm 2.781 tỷ đồng trái phiếu, trong đó có 1.000 tỷ đồng phát hành dưới hình thức chào bán ra công chúng của Vietinbank, còn lại là các lô phát hành riêng lẻ của ABBank, Seabank, SHB, Bắc Á Bank, HDBank, MBBank.
Lượng phát hành này thấp hơn nhiều so với lượng phát hành trong các tháng trước đó mà cao điểm là trong tháng 9/2019; lãi suất trái phiếu ngân hàng bình quân trong tháng 10 tăng lên 7,6% do gần 60% lượng phát hành là các kỳ hạn từ 5-10 năm.
Nhóm BĐS tiếp tục tăng lãi suất huy động trái phiếu
Lãi suất bình quân các trái phiếu phát hành trong tháng 10 là 10,5% - tăng tới 2,7% so với mức bình quân trong tháng 9, chủ yếu là do các NHTM giảm phát hành trong tháng 10 trong khi nhóm này có mức lãi suất bình quân thấp nhất.
Chi tiết, lãi suất phát hành TPDN của các nhóm, gồm các ngân hàng, trong tháng 10 đều tăng lên trong đó nhóm BĐS có mức lãi suất bình quân tháng 10 là 10,5% - cao hơn nhiều mức 9,6% của tháng 9.
Đáng chú ý, cá biệt có lô phát hành hơn 1.400 tỷ đồng trái phiếu 5 năm của CTCP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có mức lãi suất đáng kinh ngạc, lên tới 20%/năm do ACBS thu xếp phát hành.
Về cơ cấu nhà đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài mua khoảng 7,6% tổng lượng phát hành còn lại là các nhà đầu tư trong nước. Trong đó, có nhiều lô phát hành không có thông tin cụ thể mà chỉ chung chung là nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Với những lô có thông tin cụ thể, CTCK là bên mua lớn nhất với tổng lượng mua 10 tháng 2019 là 31.427 tỷ đồng – chiếm 18% lượng phát hành trong đó hơn 80% là trái phiếu của các NHTM phát hành. Các NHTM mua 12.000 tỷ đồng hầu hết là của các doanh nghiệp BĐS và phát triển hạ tầng.
Xét về số lượng tư vấn phát hành TDDN, 3 CTCK có lượng tư vấn phát hành nhiều nhất 10 tháng 2019 là TCBS, Vndirect và MBS. Trong đó, TCBS có 27.000 tỷ TPDN, chiếm tỷ trọng 17,3%, phần nhiều là các trái phiếu BĐS; VNDirect tư vấn phát hành hơn 21.000 tỷ đồng, tập trung nhiều vào trái phiếu ngân hàng. MBS chiếm gần 8% và cũng chủ yếu là trái phiếu BĐS.
Một công ty vốn chỉ 5 tỷ đi vay nước ngoài 1.400 tỷ đồng với lãi suất "cắt cổ" 20%/năm để mua 60 triệu cổ phiếu ACB?- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (23/11/2019)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (23/11/2019)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (23/11/2019)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (23/11/2019)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (23/11/2019)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (23/11/2019)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (23/11/2019)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (23/11/2019)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (23/11/2019)