10 doanh nghiệp lớn, trong đó có những tên đình đám: như Habeco, Vietnam Airlines, Petrolimex... với tổng số vốn hóa trên 200 nghìn tỷ đồng sẽ sớm xuất hiện trên sàn. 3 doanh nghiệp tư nhân khác là Vietjet Air, Novaland, Masan Consumer với giá trị vốn hóa lớn không kém, lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, cũng xuất hiện.
Dự kiến, thị trường chứng khoán sẽ có thêm trên 3 tỷ cổ phiếu, giá trị vốn hóa trên 300.000 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ tự do chuyển nhượng của các cổ phiếu lớn trên chỉ chiếm khoảng 10%, nhưng đây vẫn một nguồn cung lớn với thị trường. Theo các chuyên gia, tiền trong dân còn rất nhiều nên thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để hấp thụ nguồn cung này.
Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn, công ty chứng khoán SSI cho biết: "Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong hệ thống ngân hàng vừa qua bằng 5,8 triệu tỷ bằng 1,3 lần so với GDP trong khi quy mô của thị trường chứng khoán chỉ bằng 40% GDP. Như vậy, quy mô của thị trường chứng khoán so với khối lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng là còn nhỏ hơn rất là nhiều. Như vậy, nguồn tiền trong nước là đủ".
Thị trường sẽ có một lượng cầu khổng lồ trong thời gian tới, các chuyên gia khẳng định cần có những yếu tố đủ mạnh để dẫn dắt được dòng tiền thông minh, mới có thể làm lên lực cầu đủ lớn so với lực cung trên.
VTV
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 13/11: Thị trường diễn biến phân hóa (10/12/2016)
- Phong vũ biểu thị trường Tháng 11/2024: Công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu có nhiều triển vọng (Kỳ 2) (10/12/2016)
- Nhịp đập Thị trường 13/11: Thận trọng đầu phiên (10/12/2016)
- Thị trường chứng quyền 13/11/2024: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (10/12/2016)
- Chứng khoán phái sinh ngày 13/11/2024: Các tín hiệu trái chiều xuất hiện (10/12/2016)
- Vietstock Daily 13/11/2024: Rủi ro giảm điểm gia tăng (10/12/2016)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/11: Thanh khoản sụt giảm đáng kể (10/12/2016)
- PLX - Đang ở mức định giá hợp lý cho nhà đầu tư dài hạn (10/12/2016)
- Ngày 12/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (10/12/2016)