Nếu phiên đầu tuần hồi phục, NĐT nên tính đến việc giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức an toàn
Việc đồng Euro giảm giá mạnh có thể tạo ra những lợi ích cho một bộ phần các doanh nghiệp đang vay nợ bằng đồng tiền này, có thể kể đến như BCC, NT2..., các doanh nghiệp này có thể ghi nhận lãi tỷ giá khi Euro mất giá só với VND. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sẽ gặp khó khăn hơn, trong đó phải kể đến một số doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giầy, thủy sản... Đó là những ảnh hưởng riêng đến một số nhóm ngành và cổ phiếu, tuy nhiên nhìn trên diện rộng thì sự bất ổn tại thị trường châu Âu sẽ kéo theo các bất ổn trên các thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Rủi ro với NĐT chứng khoán như đợt phá giá tiền đồng năm ngoái khó xảy ra
Biến động ngoại tệ thường kéo theo các hệ lụy về phía doanh nghiệp (áp lực nợ vay ngoại tệ và áp lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường khác đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Nếu EUR tiếp tục giảm sẽ giúp một số doanh nghiệp có vay EUR được hưởng lợi như: doanh nghiệp ngành điện (NT2), ngành xi măng (HT1, BCC). Đồng JPY tăng giá sẽ giúp các doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu từ thị trường này được hưởng lợi, tiêu biểu như FPT.
Brexit không chỉ là câu chuyện nội bộ EU
Brexit không chỉ là câu chuyện nội bộ EU, mà còn là của thế giới. Brexit sẽ còn gây ra nhiều bất ổn trong lòng EU, và sự bất ổn này sẽ khiến những mối quan hệ về kinh tế, tài chính, tỷ giá và nhất là các chính sách của tất cả các nước lớn thay đổi. Bất ổn của EU cũng có thể sẽ khiến giá những mặt hàng nguyên nhiên liệu cơ bản trên thị trường thế giới suy giảm trở lại. Đó cũng chính là lý do TTCK các nước lớn đều phản ứng nhanh và tiêu cực với kết quả bỏ phiếu Brexit. TTCK Việt Nam làm sao có thể đứng yên?
Rủi ro chính trong tuần tới là tâm lý NĐT và động thái bán ròng của khối ngoại
Nhiều cổ phiếu có tính đầu cơ cũng đã giảm nhiều trong phiên cuối tuần, nếu những phiên đầu tuần này thị trường vẫn giảm mạnh thì khả năng hiện tượng call margin sẽ xảy ra. Và với bối cảnh thị trường còn nhiều rủi ro như hiện nay thì có thể CTCK sẽ hành động mạnh tay hơn. Do vậy, việc mua và thu hẹp đà giảm trong phiên chiều thứ Sáu có thể được ví như sự kiện Biển Đông, có nghĩa NĐT đang kỳ vọng đây chỉ là cú sốc ngắn hạn, nhất thời nên tranh thủ bắt đáy. Nhưng tôi cho rằng, mức xác suất kiếm lời là thấp và rủi ro cao.
Hiện bảng Anh đang về mức thấp nhất của năm 2009 đang có hiện tượng bán tháo. Điều này khiến đồng USD mạnh lên, đồng nghĩa các đồng tiền khác yếu đi. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng dù mức độ phá giá VND có thể ít hơn.
Ảnh hưởng gián tiếp của Brexit sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam”
Về đầu tư, tốc độ đầu tư của Anh vào Việt Nam không có sự liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Năm 2015, tổng vốn đầu tư FDI của UK là 1,2 tỷ USD, đứng thứ 5 trong các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trong năm này, tăng trưởng kinh tế của Anh đạt 2,2%. Ngược lại, năm 2014, tăng trưởng kinh tế Anh là 2,9% thì giá trị đầu tư của Anh lại rất khiêm tốn, chỉ đạt 24,8 triệu USD. Việc đầu tư vào Việt Nam phụ thuộc vào phía Việt Nam (cơ hội đầu tư, thủ tục hành chính) nhiều hơn là từ Anh.
Mối quan tâm tiếp theo là những ảnh hưởng gián tiếp từ Brexit, bao gồm ảnh hưởng về dòng vốn và tỷ giá. Ở khía cạnh này, chúng tôi nhận thấy, có nhiều ảnh hưởng hơn so với ảnh hưởng trực tiếp từ thương mại và đầu tư.
Về dòng vốn, giới đầu tư quốc tế sẽ tiếp tục cẩn trọng với những biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. Theo đó, họ sẽ có xu hướng chuyển dòng vốn từ các tài sản rủi ro cao như cổ phiếu sang các tài sản rủi ro thấp hơn như vàng, trái phiếu hay đồng Yên.
Với một quốc gia vay nợ bằng đồng Yên nhiều như Việt Nam, việc lên giá quá mạnh của đồng Yên sẽ gây áp lực lớn đến nợ công. Trong số các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, PPC là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất do có khoản vay lớn bằng đồng Yên, tương đương 4.300 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2015.
Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp vay nợ bằng đồng Euro được cho là được hưởng lợi khi đồng Euro mất giá do ảnh hưởng của Brexit, tuy nhiên mức độ hưởng lợi là chưa thực sự rõ ràng. Đồng Euro mất giá 2,4% trong ngày thứ 6 nhưng tính từ đầu năm lại lên giá 2,3% so với đồng USD.
Tóm lại, chúng tôi cho rằng những ảnh hưởng trực tiếp từ Brexit đến Việt Nam là không đáng kể, tuy nhiên những ảnh hưởng gián tiếp, trong đó lớn nhất là tỷ giá sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam và lợi nhuận của các doanh nghiệp đang vay nợ bằng đồng Yên.
Chờ đợi bức tranh toàn cảnh hơn trong các phiên tới
Bên cạnh đó, ngoài những tác động đến chỉ số chung, Brexit còn có tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp có quan hệ thương mại với khu vực EU như doanh nghiệp ngành dệt may, giày da, cà phê, thủy sản… Trong đó, sự kiện này được nhìn nhận mang đến tác động tiêu cực.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp có các khoản vay, các khoản tài trợ bằng đồng EUR sẽ hưởng lợi thế nhất định trong các giao dịch từ sự kiện này. Cũng cần lưu ý thêm rằng, cơ cấu các loại ngoại tệ và thời gian đáo hạn của các khoản nợ sẽ góp phần tạo ra các tác động với mức độ khác nhau ở từng doanh nghiệp.
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (27/06/2016)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (27/06/2016)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (27/06/2016)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (27/06/2016)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (27/06/2016)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (27/06/2016)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (27/06/2016)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (27/06/2016)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (27/06/2016)