Cụ thể theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có 166 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ đầu năm đến ngày 20-1 rồi với tổng số vốn đăng ký đạt 442,6 triệu đô la Mỹ, giảm 5,1% về số dự án và giảm đến 64,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, cùng thời gian nói trên có 61 lượt dự án FDI đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 456,8 triệu đô la, tăng 155% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện là ngành thu hút mạnh vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh minh họa: Lê Hoàng
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm của doanh nghiệp FDI trong tháng 1 này đạt 899,4 triệu đô la, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong tháng 1-2018 ước tính đạt 1,050 tỉ đô la, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. |
Ngược lại với dòng vốn đầu tư trực tiếp, dòng vốn ngoại chảy vào nền kinh tế thông qua các thương vụ góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước trong cùng thời gian nói trên tiếp tục tăng mạnh.
Cụ thể, trong tháng 1, cả nước có 415 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 356 triệu đô la, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 212 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 199,1 triệu đô la và 203 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 156,9 triệu đô la.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các dự án cấp mới và bổ sung trong tháng chủ yếu đổ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đạt 746,8 triệu đô la (chiếm 83% tổng vốn đăng ký); ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 60 triệu đô la (chiếm 6,7%); các ngành còn lại đạt 92,6 triệu đô la (chiếm 10,3%).
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 162,2 triệu đô la (chiếm 45,6% tổng giá trị góp vốn); ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 60,7 triệu đô la (chiếm 17%); các ngành còn lại đạt 133,1 triệu đô la (chiếm 37,4%).
Trong số 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp giấy phép mới tại Việt Nam trong tháng 1-2018, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 147,7 triệu đô la (chiếm 33,4% tổng vốn đăng ký cấp mới); tiếp đến là Hàn Quốc 70,4 triệu đô la (chiếm 15,9%); Na Uy 70,1 triệu đô la (chiếm 15,8%); quần đảo Vigin (Anh) đạt 51,4 triệu đô la (chiếm 11,6%); Trung Quốc 20,1 triệu đô la (chiếm 4,5%); Indonesia 20 triệu đô la (chiếm 4,5%); đặc khu hành chính Hồng Kông 16,5 triệu đô la, chiếm 3,7%. Cả nước có 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong tháng 1, trong đó TPHCM có số vốn đăng ký lớn nhất với 86,2 triệu đô la, chiếm 19,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nam Định với 80,2 triệu đô la, chiếm 18,1%; Ninh Thuận với 60 triệu đô la, chiếm 13,6%; Bình Dương với 36,7 triệu đô la, chiếm 8,3%;... |
- Chứng khoán Tuần 18-22/11/2024: Kỳ vọng dòng tiền quay trở lại (30/01/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/11: Xuất hiện trạng thái phân hóa (30/01/2018)
- Tương lai Bitcoin (Kỳ 1): “Kỷ nguyên tiền điện tử” xuất hiện? (30/01/2018)
- Nhịp đập Thị trường 22/11: Xanh nhẹ đầu phiên (30/01/2018)
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (30/01/2018)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (30/01/2018)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (30/01/2018)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (30/01/2018)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (30/01/2018)