TẬP SAN IR AWARDS 2024
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chủ tịch TCM Trần Như Tùng: Cần làm thật, làm đúng, không mang danh đánh bóng tên tuổi
“Vai trò IR trong việc nâng cao giá trị doanh nghiệp” là một trong những nội dung trọng tâm được Chủ tịch TCM Trần Như Tùng đề cập đến khi trao đổi với chúng tôi.
* TCM đặt mục tiêu chiến lược tới năm 2030 sẽ trở thành nhà sản xuất ODM. Công ty có thuận lợi và khó khăn gì trong hành trình hướng tới các mục tiêu này?
Chủ tịch Trần Như Tùng: ODM là một xu hướng mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may nói riêng, và các doanh nghiệp sản xuất nói chung đều hướng đến. Thuận lợi của TCM là được hậu thuẫn bởi Tập đoàn mẹ E-Land, tập đoàn thời trang số 1 của Hàn Quốc, nên việc họ chuyển giao về kiến thức, công nghệ... là thuận lợi rất lớn dành cho TCM hướng đến việc làm ODM.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn là nguồn lực. Nói về thiết kế thời trang, Việt Nam chưa phải là quốc gia được nhắc đến trên bản đồ thời trang thế giới như Pháp, Ý, Anh… Đó là khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp. Dù vậy, hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo về thời trang, cùng với nguồn lực du học sinh trở về nước là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận của ODM tốt hơn.
OEM (Original Equipment Manufacturing) là doanh nghiệp sản xuất nhận đơn đặt hàng may mặc và sử dụng các loại vải được sản xuất trực tiếp từ doanh nghiệp để hoàn thành đơn hàng được đặt may. ODM (Original Design Manufacturing): Doanh nghiệp sản xuất đảm nhiệm từ khâu thiết kế cho đến đóng gói và ship hàng. |
Tới thời điểm hiện tại, mục tiêu ODM của TCM mới bắt đầu khởi động, chiến lược cũng mới đưa ra. Mặc dù trước kia đã nghĩ đến, Công ty cũng đã thử rất nhiều lần, thuê các chuyên gia nước ngoài về thiết kế nhưng chỉ phục vụ thị trường nội địa. Còn bây giờ, thiết kế không phải dành riêng nội địa, mà cho cả xuất khẩu.
Xưa giờ chúng tôi làm OEM, tức là khách hàng đưa thiết kế, Công ty sẽ chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất. Sắp tới, TCM muốn tự chủ động đưa ra thiết kế và chào hàng.
* Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn và gặp nhiều biến động, điều gì sẽ khiến TCM bứt phá và tạo nên thành công mới?
- Chiến lược trong 5-10 năm tới, TCM định vị không chỉ là một nhà sản xuất hàng dệt may, không thuần túy chỉ là “manufacturing” (sản xuất) mà mong muốn trở thành một “platform” (nền tảng) về sản xuất thời trang cho ngành dệt may và thời trang. Đó là chiến lược của HĐQT cũng như Ban điều hành TCM hướng đến.
ODM sẽ là bước khởi đầu cho mục tiêu này, và TCM có lợi thế khi sở hữu hệ thống khép kín, chúng tôi chỉ nhập bông và làm cho đến sản phẩm cuối cùng. Công ty cũng kết hợp các đối tác quốc tế tạo ra chất lượng vải phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng, sáng kiến chất liệu mới, đồng thời được hỗ trợ từ Tập đoạn E-Land trong thiết kế…. Với những thuận lợi này, TCM mong muốn sẽ trở thành “platform”, nơi đó khách hàng cần bất cứ một cái gì liên quan đến may mặc đều đáp ứng được.
Tất nhiên, “platform” không chỉ có TCM mà sẽ có nhiều “partners” (đối tác) tham gia cùng, những phần nào chúng tôi không làm sẽ chuyển cho các đối tác cùng làm. Đó là đích hướng đến của TCM trong thời gian tới.
* Đánh giá về triển vọng phát triển và cơ hội của TCM trong năm 2024?
- Sáu tháng đầu năm 2024, thị trường dệt may ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ, cơ bản một phần là bởi mức nền 2023 thấp. Năm ngoái là đáy và đang hồi phục dần, nhưng chưa thể bằng năm 2022 nên chưa thể vội mừng với ngành dệt may. Tuy nhiên, đà hồi phục cũng là tín hiệu tốt và TCM cũng tăng trưởng khá cao so với năm ngoái, tuy nhiên từ giờ đến cuối năm còn nhiều câu chuyện để nói.
Công ty tập trung rất nhiều về vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là khâu tăng trưởng phải tăng tốc hơn, từ lúc nhận hàng cho đến ra sản phẩm và từng thành viên, từng bộ phận, từng phòng ban trong Công ty cũng phải tăng tốc. Đó là mong muốn và yêu cầu của ban điều hành trong TCM trong thời gian tới.
* Việc đẩy mạnh “xanh hóa” sẽ đem lại cơ hội gì cho TCM cũng như ngành dệt may? Về tương lai phát triển bền vững của Công ty sẽ như thế nào?
- “Xanh hóa” là câu chuyện mà mình không có né tránh. Vấn đề là tốc độ làm như thế nào, nhanh hơn, chậm hơn hay đi ngang... tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố. Thứ nhất là đòi hỏi của thị trường và khách hàng, thứ 2 khả năng tài chính của doanh nghiệp và tất nhiên là nhận thức của lãnh đạo. TCM liên tục bám đuổi mục tiêu, và yêu cầu hàng tháng, hàng quý phải tốt hơn tháng trước, quý trước về vấn đề xanh hóa.
Phát triển bền vững không thể tranh cãi, vấn đề là thời gian. Nhưng khó khăn nhất cho doanh nghiệp vẫn là chi phí bỏ vào nhiều, nhưng giá đầu ra lại không tăng, thậm chí chưa cần tăng tương ứng mà chỉ cần là tăng thôi.
Làm cho trái đất này xanh lên, hành tinh này xanh lên ai mà không muốn, nhưng các doanh nghiệp sẽ cân đối giữa bài toán tài chính của họ. Nếu làm nhưng không có lợi nhuận hoặc thậm chí lỗ thì làm sao ai dám tự tin làm.
Bên cạnh đó, không phải tất cả các khách hàng đều yêu cầu xanh, mức độ yêu cầu xanh của mỗi khách hàng khác nhau, mỗi khu vực khác nhau. Không lẽ nhà máy chỉ phục vụ cho một khách hàng và cải tiến theo khách hàng đó thì rất khó. Ngoài ra, mỗi nhãn hàng đi với tổ chức đánh giá khác nhau, đưa ra một tiêu chuẩn khác nhau. Chúng ta rất khó để chiều lòng hết được tất cả, doanh nghiệp của mình theo đuối, rất khó.
* Hoạt động IR của các doanh nghiệp có xu hướng cải thiện trong những năm qua, vậy tính hiệu quả và sự hưởng ứng của TCM liên quan đến các hoạt động IR như thế nào?
- IR thực sự cần thiết cho cộng đồng nhà đầu tư, các cổ đông và các đối tác liên quan, kể cả khách hàng đối tác của mình. Đây là điều nên làm và TCM sẽ cố gắng duy trì và hoàn thiện ngày càng tốt hơn.
Công ty không có ý định “promote” tên tuổi của mình lên để làm gì hết, và không nói những cái điều mình không có thành có. Chủ trương của ban lãnh đạo phải chia sẻ chính xác trung thực, cái nào không rõ nói không rõ, không được nói quá lên. Đó là nguyên tắc cung cấp thông tin của TCM, hướng đến sự chính trực, sự minh bạch và sự kịp thời cho cổ đông và cho nhà nhà đầu tư bên ngoài.
Hiện tại, không có nhiều doanh nghiệp dệt may cung cấp báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng như TCM. Công ty sẽ cố gắng đẩy mạnh vì cổ đông, vì nhà đầu tư, vì các bên liên quan. Đó là cái cách mà Công ty định hướng làm IR.
* Công ty đánh giá sao về quan điểm IR tốt sẽ giúp tăng độ nhận diện cổ phiếu trên thị trường?
- Quan điểm này hợp lý và đúng. Thực ra, làm IR là làm cho cổ đông thì cổ đông, nhà đầu tư phải được hưởng lợi trên đầu tư cổ phiếu của mình thì họ mới tham gia, mới vui được. Những điều đó sẽ giúp cho cổ đông cảm thấy an tâm hơn.
Ví dụ, khi mà thị trường downtrend vì một lý do nào đó, nhưng nhà đầu tư biết doanh nghiệp này rất minh bạch, trung thực và cho rằng đó là sự sụt giảm trong ngắn hạn hay theo thì trường chung, họ không có bán tháo cổ phiếu, đó cũng là điều tốt.
Đối với TCM làm hàng tháng, hàng quý và chia sẻ hết tất cả những gì mà có thể công khai ra ngoài, trừ một số quy định bắt buộc, không được chia sẻ hoặc là bí mật kinh doanh. Những cái gì mà chia sẻ được Công ty yêu cầu chia sẻ hết, nhưng khi chia sẻ phải đảm bảo sự trung thật, sự minh bạch, sự chính xác.
Hãy bình chọn Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR tốt nhất năm 2024 cho TCM từ ngày 01/08/2024 đến 14/08/2024 tại website của Chương trình IR Awards 2024 (ir.viestock.vn). |
Thế Mạnh
- Lời sau cùng tại tòa của bà Trương Mỹ Lan (06/08/2024)
- Tồn kho của doanh nghiệp bất động sản quý 3 lập lỷ lục mới (06/08/2024)
- Tập đoàn CNT cơ cấu công ty con, mở đường cho dự án bất động sản mới? (06/08/2024)
- Thủy điện Thác Mơ sẽ tạm ứng cổ tức 126 tỷ, sắp “chia tay” một đơn vị liên kết (06/08/2024)
- Tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội, Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao? (06/08/2024)
- FIC, BMD và VNF bị phạt thuế (06/08/2024)
- THG sắp tạm ứng cổ tức tỷ lệ 10%, vẫn còn 30% theo kế hoạch (06/08/2024)
- Lợi nhuận quý 3 ngành ô tô chưa thể tìm lại ánh hào quang? (06/08/2024)
- Tập đoàn C.E.O muốn chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại 3 công ty con (06/08/2024)