Chỉ số chứng khoán DAX tăng lên mức cao kỷ lục
Trong phiên chiều 5/12, chỉ số chứng khoán DAX có lúc đã tăng lên mức 16.551,34 điểm, cao hơn cả mức kỷ lục hồi cuối tháng Bảy là gần 16.529 điểm.
Sau cuộc họp chính sách, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã “gạt bỏ” những suy đoán rằng NHTW sẵn sàng đảo ngược hướng đi. Tuy nhiên, thị trường phần lớn vẫn phớt lờ thông điệp đó và tăng điểm ngay phiên ngày thứ Năm.
Họ dự đoán rằng NHTW sẽ có những biện pháp kích thích nền kinh tế trong nửa cuối năm nay. Mức tăng ngày hôm qua được dẫn đầu bởi các cổ phiếu vốn nhạy cảm với lãi suất như các Big Tech.
Song, đến phiên buổi chiều, mức tăng đã hạ nhiệt khi giới đầu tư cân nhắc lại về rủi ro Fed không thay đổi trong lộ trình chính sách. Thị trường dự đoán rằng NHTW sẽ phải đối mặt với một đợt kinh tế giảm tốc hoặc suy thoái nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nói cách khác, thực chất, đà tăng của thị trường lại không hề mang tâm lý lạc quan.
Todd Sohn - giám đốc điều hành chiến lược kỹ thuật tại Strategas Securities, cho biết: “Việc Fed hạ lãi suất thực sự sẽ gây bất lợi cho TTCK. Điều này sẽ khiến các cổ phiếu, đặc biệt là nhóm tăng trưởng gặp rủi ro, ví dụ rõ ràng nhất là những gì đã xảy ra vào năm 2000 và 2008.”
Diễn biến của các cổ phiếu công nghệ trong S&P 500 và mức tăng lãi suất của Fed.
Biến động của TTCK thể hiện rõ những khó khăn mà nhà đầu tư đang phải vượt qua trong giai đoạn đầy bất ổn, khi những vấn đề của ngành ngân hàng tạo ra mối rủi ro mới trong khi lạm phát vẫn tăng cao. Ông Powell vẫn ủng hộ việc NHTW tăng lãi suất thêm 0,25% nữa và cho biết có thể cần hành động nhiều hơn nữa để đưa lạm phát trở về mục tiêu.
Theo Sohn, từ “tạm dừng” của ông Powell rất thú vị vì nó có thể báo hiệu cho việc Fed sắp tạm dừng một lộ trình tăng lãi suất kéo dài. Nhưng, sau đó ông ấy lại thả “quả bom H” cho thấy lãi suất có thể còn tăng cao hơn nếu cần, tuỳ vào tình hình lạm phát. Sohn nhận định thị trường đã nhầm lẫn.
Nicholas Colas - nhà đồng sáng lập của DataTrek, viết trong một lưu ý gửi khách hàng, những bình luận của ông Powell cũng cho thấy rằng Fed sẽ không nới lỏng chính sách đủ sớm để ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Sự khác biệt về xu hướng giá cổ phiếu trong phiên ngày 23/3 cho thấy nhà đầu tư đang chú ý đến một số tác động có thể xảy ra khi thị trường giảm tốc mạnh. Trong khi các chỉ số công nghệ như Nasdaq 100 dẫn đầu mức tăng với 1,3% thì nhóm cổ phiếu nhạy cảm hơn với diễn biến của nền kinh tế lại trượt dốc, S&P Smallcap 600 giảm 2,6%.
Trước đây, việc Fed tạm dừng tăng lãi suất là động thái tích cực với TTCK. Trong hầu hết 6 trường hợp kể từ năm 1970 kể từ khi Fed tăng chi phí đi vay hơn 100 điểm cơ bản trong 1 năm trở lên và sau đó tạm dừng trong ít nhất 3 tháng, TTCK đều tăng điểm với S&P 500 tăng 8,2%. Một ngoại lệ duy nhất đó là bong bóng dot-com vỡ tung vào năm 2000, TTCK giảm liên tục từ tháng 5 đến tháng 12 trong thời gian Fed tạm dừng tăng lãi suất.
Adrianne Yamaki - nhà sáng lập Strategy Wealth Capital, cho biết: “Nhà đầu tư luôn muốn dự đoán thị trường. Vì thế, đó là kết quả mà họ đang định giá. Họ không muốn bị chậm trễ.”
Đương nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng quay trở lại với cổ phiếu tăng trưởng, nhất là trong bối cảnh nhiều ngân hàng gặp rắc rối và lợi suất trái phiếu sụt giảm ở những tuần gần đây.
Paul Eitelman - giám đốc chiến lược đầu tư khu vực Bắc Mỹ tại Russell Investments, đang “mắc kẹt” với danh mục đầu tư phòng thủ của công ty, với nhóm cổ phiếu thuộc các lĩnh vực an toàn như tiện ích, hàng tiêu dùng thiết yếu và y tế. Ông cho biết, lợi nhuận dễ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế đang hạ nhiệt.
Eitelman cho hay: “Đây thực sự là một môi trường khó khăn khi ngành ngân hàng quá căng thẳng. Những rủi ro suy thoái vẫn ở mức cao. Để có thể lạc quan hơn, thì lạm phát cần phải hạ nhiệt đáng kể và tăng trưởng tiền lương cũng phải thay đổi nhiều hơn nữa.”
Tham khảo Bloomberg
Trong phiên chiều 5/12, chỉ số chứng khoán DAX có lúc đã tăng lên mức 16.551,34 điểm, cao hơn cả mức kỷ lục hồi cuối tháng Bảy là gần 16.529 điểm.
Chứng khoán Mỹ trượt dài trong ngày thứ Hai do nhà đầu tư hoài nghi liệu thị trường có quá phấn khích sau 5 tuần tăng điểm liên tiếp.
Từ đầu năm đến nay, S&P 500 tăng 20%, còn Nasdaq 100 bứt phá ấn tượng 46%. Các cổ phiếu như Microsoft, Amazon, Meta Platforms và Nvidia nhảy vọt 56%, 75%, 179% và 220% khi cơn sốt AI bùng nổ. Nhìn chung, năm 2023 là năm cực kỳ tốt cho nhà đầu tư chứng khoán.
Bitcoin cán mốc 40,000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 5/2022 khi đồng tiền ảo lớn nhất thế giới nối dài đà tăng nhờ kỳ vọng Fed giảm lãi suất và nhu cầu lớn hơn từ các quỹ ETF.
S&P 500 tăng vọt và đóng cửa tại mức cao nhất của năm 2023 trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, kéo dài đà phục hồi của tháng 11 sang tháng mới.
Nền kinh tế toàn cầu chuẩn bị bước vào giai đoạn khó khăn mặc cho Phố Wall vẫn còn hồ hởi bởi kỳ vọng Fed không nâng lãi suất, huyền thoại đầu tư Jim Rogers chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia.
Sau 2 năm trì hoãn và gặp vấn đề sản xuất, Tesla cuối cùng cũng giao chiếc bán tải điện Cybertrucks tới tay khách hàng.
Dow Jones khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Năm và xác lập mức cao nhất trong năm nay cũng như khép lại tháng bứt phá mạnh nhất kể từ tháng 10/2022.
Chỉ số Dow Jones lập đỉnh mới trong năm 2023 khi chỉ số lạm phát của Fed tiếp tục hạ nhiệt và Salesforce công bố kết quả kinh doanh tích cực. Nếu đà này tiếp tục đến cuối phiên, chỉ số này sẽ có tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2022.
Cổ phiếu của các thị trường mới nổi có thể tăng giá vào năm 2024 nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quay đầu hạ lãi suất.
Nhà đầu tư đang đổ tiền vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp Mỹ với tốc độ nhanh nhất trong hơn ba năm, báo hiệu nhu cầu tăng với các tài sản rủi ro khi thị trường đánh giá lãi suất ở mức đỉnh điểm.
Dow Jones và S&P 500 đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư gần như đi ngang nhưng cả ba chỉ số chính vẫn đang trên đà đạt được tháng tăng điểm mạnh nhất 2023.