Nasdaq Composite giảm 2 phiên liên tiếp
Chỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Ba (28/3), khi lãi suất tăng gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ.
Tháp The Exchange ở Detroit (Mỹ) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Đây là toà nhà chọc trời cao 63m, được thực hiện bởi kỹ thuật xây dựng mô-đun hiện đại. Mỗi tầng của toà nhà được xây dựng sẵn trên mặt đất, sau đó được cố định bởi một cột trung tâm và lắp đặt từ trên xuống.
Khu đất hình tam giác độc lạ ở gần khu phố Greektown đã được chọn là địa điểm xây dựng dự án này. Theo các nhà phát triển, họ không thể xây dựng một toà tháp có chiều cao như thế này bằng phương pháp truyền thống.
Hệ thống xây dựng của Liftbuild là phiên bản siêu mô-đun của kỹ thuật nâng phiến xuất hiện vào đầu những năm 1950. Tuy nhiên, ở phiên bản mới nhất, kỹ thuật này hoạt động theo cách: nền móng được chuẩn bị sẵn, công nhân xây một số cột trụ trung tâm chứa thang bộ và thang máy kéo dài hết chiều cao tòa nhà.
Các tầng được nâng lên sau khi đã hoàn thiện ở dưới mặt đất.
Sau đó, mỗi tầng được bắt đầu với phần mái được xây dựng sát mặt đất, từ khung thép và tấm bê tông, đến mặt tiền, sàn, tường, điện, hệ thống ống nước và phòng cháy chữa cháy…
Phối hợp với nhiều nhà thầu khác nhau, Liftbuild đảm bảo mọi quy trình có thể đều được thực hiện trên mặt đất, theo đó tạo ra một khu vực lắp ráp như nhà máy, nơi các bộ phận được chế tạo sẵn có thể được nhanh chóng lắp đặt và việc nâng hạ được giữ ở mức tối thiểu.
Khi các tầng nặng 500 tấn đã được xây dựng xong, mỗi tầng sẽ được nâng lên đầu của các cột trụ với 8 kích thuỷ lực. Các tầng trên cùng mất khoảng 10 giờ để nâng lên. Khi đã vào vị trí, một thiết kế bắt vít độc quyền sẽ gắn cố định tầng đó với cột trụ vĩnh viễn. Với toà Exchange, các kỹ sư không sử dụng thêm sự hỗ trợ của hệ thống đỡ hoặc khung. Mỗi tầng là một thiết kế có dầm chìa, chỉ được giữ bởi hai cột trụ. Bên ngoài toà nhà không có bất kỳ cột trụ nào.
Barton Marlow - công ty mẹ của Liftbuild, là bên chỉ đạo thiết kế, xây dựng và tài trợ cho dự án. Công ty cho biết đây sẽ là một bước tiến vượt bậc về mặt an toàn cho người lao động, bởi khi cột trụ trung tâm được dựng lên, không có ai phải làm việc trên cao hay đeo dây để hoàn thiện phần bền ngoài.
Và điều nổi bật là, phương pháp xây dựng này lại rẻ hơn và lắp đặt nhanh hơn. Liftbuild cho biết chi phí rẻ hơn tới 10-20% và nhanh hơn tới 50% so với phương pháp xây dựng thông thường, vì sử dụng ít công nhân hơn. Song, họ vẫn phải chứng minh mức hiệu quả của phương pháp này trong các công trình tiếp theo.
Kể từ cuối tháng 1, tất cả các tầng của toà Exchange đã được nâng lên và cố định vào đúng vị trí, chỉ còn lại 2 tầng dưới cùng sẽ được xây dựng theo cách thông thường.
CEO của Liftbuild - Joe Benvenuto, cho biết: “Chúng tôi rất hài lòng về kết quả này, đây là minh chứng cho công nghệ Liftbuild. Việc triển khai các phương pháp độc quyền của chúng tôi đã mang lại lợi thế như mong đợi. Chúng tôi tin rằng kết quả đạt được tại toà The Exchange sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng thương mại hoá kỹ thuật của Liftbuild.”
Dù The Exchange là toà nhà đầu tiên được xây dựng thành công với công nghệ này, nhưng các phiên bản trước đây và kém hoàn thiện đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. L'Ambiance Plaza ở Connecticut đã bị sập trong quá trình xây dựng do giám sát lỏng lẻo và kế hoạch xây dựng rời rạc, khiến 28 công nhân thiệt mạng.
Gần đây, TGE LLC cũng sử dụng một phương pháp gần giống với kỹ thuật của Liftbuild vào năm 2018 để xây dựng một toà nhà văn phòng hình chữ L 10 tầng ở Bangalore, Ấn Độ.
Tham khảo New Atlas
Chủ tịch Fed phát tín hiệu sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất và phải mất thời gian dài hơn để kiềm chế lạm phátChỉ số Nasdaq Composite tiếp tục giảm điểm vào ngày thứ Ba (28/3), khi lãi suất tăng gây áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ.
Cuối tuần trước, cổ phiếu Deutsche Bank giảm mạnh nhất trong 3 năm và chi phí bảo hiểm cho rủi ro ngân hàng Đức vỡ nợ tăng vọt. Tuy nhiên, các chuyên viên phân tích tại Citigroup đánh giá làn sóng bán tháo cổ phiếu Deutsche Bank thật “phi lý”.
Khủng hoảng niềm tin trong lĩnh vực ngân hàng và rủi ro kinh tế suy thoái do lãi suất tăng cao đang phủ bóng đen lên thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên toàn cầu ngay sau khi giới đầu tư bắt đầu năm mới với kỳ vọng rằng giai đoạn tồi tệ nhất của chứng khoán có thể đã qua.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Sáu. Mặc dù mở phiên với lo sợ rằng khủng hoảng ngân hàng có thể lây lan sang Deutsche Bank, nhưng thị trường đã phục hồi để khép tuần trong sắc xanh.
Chứng khoán châu Âu đỏ lửa trong ngày 24/03 khi nhà đầu tư đánh giá các đợt nâng lãi suất gần đây và thông tin đáng ngại về Deutsche Bank.
Cổ phiếu Deutsche Bank lao dốc hơn 14% trong ngày 24/03 sau khi hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) của ngân hàng này tăng vọt và giới đầu tư lo ngại về sức khoẻ của các ngân hàng châu Âu.
Nhà đầu tư kỳ cựu Mark Mobius cho biết ông tránh mua cổ phiếu ngân hàng, đồng thời khuyến nghị gửi tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau.
Kỳ vọng của thị trường đang trái ngược với những gì Fed thông báo về dự định của mình.
Các chuyên gia Phố Wall đang cảnh báo những nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất rằng: Hãy cẩn trọng với những gì mà bạn mong muốn.
Nhiều người đã phải rời bỏ nơi đây, để lại một thành phố hoang vắng đìu hiu.
Những thương vụ đầu tư này đang làm dấy lên nhiều tranh cãi.
Fed đã ra tay hỗ trợ giải quyết những vấn đề của ngành ngân hàng, song vẫn giảm dần tốc độ tăng lãi suất. Liệu những rắc rối tương tự như năm 1987 có lặp lại?