“Đòn bẩy” từ chính sách
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở công nhân; Nghị định 08 quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đều là những “tâm điểm chính sách” được ban hành liên tiếp trong thời gian gần đây. Thị trường bất động sản đang trông đợi vào sự lan tỏa tích cực từ những chính sách này.
Theo TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), việc quy định cụ thể nguyên tắc hoán nợ trái phiếu bằng bất động sản tại Nghị định sẽ là cơ sở pháp lý thúc đẩy việc xử lý nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp, giúp các trái chủ có thêm lựa chọn nếu được nhà đầu tư chấp thuận.
Ông Đính cho rằng, quy định sẽ giúp gỡ nghẽn cho doanh nghiệp ở thời điểm hiện nay và mở ra cơ hội có thêm các phương án xử lý câu chuyện trái phiếu. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết vẫn là cần có sự thương thảo giữa doanh nghiệp và trái chủ.
Bên cạnh đó, một số quy định mở về trái phiếu trong Nghị định sẽ giúp các doanh nghiệp bất động sản đang có nợ trái phiếu không lâm vào cảnh “chết tắc”. Doanh nghiệp sẽ có thêm hy vọng, thêm thời gian cơ cấu nợ và có phương án thích hợp để tái cấu trúc lại sản phẩm.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định, Nghị quyết 33 thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn của thị trường bất động sản, đặc biệt là về nguồn vốn và pháp lý. Doanh nghiệp bất động sản khó khăn sẽ được xem xét giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ.
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh phù hợp hệ số rủi ro của các loại hình bất động sản để có được mức lãi suất cho vay phù hợp với thị trường, tránh việc kiểm soát dòng vốn quá mức.
Ngoài ra, nghị quyết nêu rõ mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh việc xử lý, tháo gỡ về pháp lý liên quan đến các dự án bất động sản để hỗ trợ và tạo ra nguồn cung trên thị trường. Đây là yếu tố rất quan trọng vì thị trường hiện có hơn 100.000 căn hộ đang xây dựng. Nếu các thủ tục ảnh hưởng đến tiến độ dự án được được thông qua, sẽ cải thiện nguồn cung trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua.
Nghị quyết số 33 cùng với Nghị định 08 cho phép chủ đầu tư gia hạn nghĩa vụ trả nợ được kỳ vọng sẽ làm giảm áp lực thanh khoản lên các chủ đầu tư trong ngắn hạn đáng kể và cho phép doanh nghiệp có thêm thời gian để xử lý các khoản nợ của mình. Tuy nhiên, về dài hạn vẫn còn là một ẩn số.
Thị trường sẽ hồi phục vào cuối năm nay
Bên cạnh đó, gần đây, nhiều ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi với mức giảm phổ biến 0,1-0,6 điểm %. Lãi suất huy động giảm đã tạo điều kiện để các ngân hàng giảm dần lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới đã giảm khoảng 0,4%/năm (so với cuối năm 2022) và đã có 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay bình quân. Tín hiệu về giảm lãi suất được kỳ vọng giúp thị trường bất động sản tăng thanh khoản, tạo xung lực cho thị trường hồi phục và phát triển ổn định trở lại.
Ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, với những diễn biến mới về tín dụng và chính sách, thị trường bất động sản sẽ đảo chiều và hồi phục nhanh hơn. Theo ông Quốc Anh, hai nhân tố đảo điểm đảo chiều có tác động sớm đã khá rõ ràng với việc lãi suất bắt đầu giảm và gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng lãi suất giảm 1.5-2%.
"Năm 2011, bắt đầu có tín hiệu giảm lãi suất thì thị trường sau đó đã "đảo chiều". Còn năm 2013, với gói 30.000 tỷ đồng, thị trường bật dậy sau 2 quý khi gói đi vào thực tế. Tuy nhiên, tác động chính sách bao giờ cũng có độ trễ nhất định nên thị trường có thể phục hồi vào quý IV/2023", ông Quốc Anh nhận định.
Còn TS Nguyễn Văn Đính cho rằng, với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước đề xuất và nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất huy động nhằm giảm lãi suất cho vay chắc chắn sẽ kích thích được thị trường bất động sản phát triển tốt trở lại, nhưng theo hướng bền vững và lành mạnh.
Ông Đính cho biết, thời điểm trước Tết Nguyên đán giao dịch trên thị trường gần như đứng im. Tuy nhiên, từ giữa tháng 2 tới nay, ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy thị trường đã rục rịch giao dịch trở lại. Mặc dù, giao dịch chưa thể sôi động ngay nhưng ông Đính cho rằng, thị trường đang dần có dấu hiệu vực dậy niềm tin.
“Trước kia thị trường đã xấu đi từ năm 2008, nhưng đến 2013 chúng ta mới có những chính sách điều hành từ vĩ mô như Nghị quyết 02, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng,...Song, hiện nay chúng ta đã có những phản ứng rất nhanh chóng. Từ cuối năm 2022, nhiều cuộc họp được tổ chức, cùng đó Thủ tướng Chính phủ liên tục có các văn bản, chỉ đạo gỡ khó cho thị trường bất động sản. Do đó, tôi cho rằng giai đoạn trầm lắng của thị trường sẽ ngắn hơn trước kia”, vị này khẳng định.
Từ những động thái của cả hệ thống, ông Đính cho rằng, nếu lạc quan thị trường sẽ bắt đầu sôi động hơn kể từ cuối quý II đầu quý III/2023.
Đất vườn, đất nông nghiệp giảm nửa giá, khách mua dửng dưng- Mặt bằng bán lẻ "ế ẩm” lâu ngày, Giám đốc Savills lý giải nguyên nhân (22/03/2023)
- Động thái “lạ” của nhà đầu tư có tiền (22/03/2023)
- Hai phó tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình (HBC) xin từ nhiệm, trong đó có 1 vị cũng từng đứng về phía đối lập ông Lê Viết Hải (22/03/2023)
- Một doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội và phát triển 20 khu công nghiệp (22/03/2023)
- Hải Dương tăng giá đất ở, nhiều nơi từ 76 triệu đồng/m2 tăng lên ngưỡng hơn 212 triệu đồng/m2 (22/03/2023)
- Khó khăn chồng chất với khách sạn nhỏ và vừa tại TP.HCM (22/03/2023)
- Thị trường bất động sản và loạt thách thức hiện hữu (22/03/2023)
- Sử dụng đòn bẩy tài chính quá đà, nhà đầu tư địa ốc phải “trả giá”, chuyên gia bày chiến lược vay bao nhiêu để đầu tư lúc này? (22/03/2023)
- Phân khúc bất động sản nào sẽ “hút” dòng tiền mạnh nhất trong thời gian tới? (22/03/2023)