Lãi Minh Phú tăng bằng lần nhưng chỉ như “muối bỏ biển” so với kế hoạch
Lãi sau thuế quý 2 của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đạt hơn 38 tỷ đồng, gấp 3.8 lần cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, lãi sau thuế gần 46 tỷ đồng, trong khi mục tiêu năm 2024 lên đến 1.2 ngàn tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh hàng quý của MPC từ năm 2021 | ||
Doanh thu quý 2 của “vua tôm” tăng 59%, ghi nhận hơn 3.7 ngàn tỷ đồng. Lãi gộp 393 tỷ đồng, tăng 19%, do giá vốn tăng cao hơn phần nào làm suy giảm lợi thế. Biên lãi gộp 10.5%, đi lùi so với 14.1% của quý 2/2023 nhưng cao hơn quý đầu năm nay (8.96%).
MPC cho biết kết quả trên có được nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh các công ty nuôi tôm giống và tôm thương phẩm của Tập đoàn bắt đầu có hiệu quả.
Chênh lệch tỷ giá làm tăng cả doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ở mức tương đương nên không ảnh hưởng đáng kể. Riêng chi phí lãi vay tăng thêm 7 tỷ đồng, lên 37 tỷ đồng. Tổn thất của doanh nghiệp thủy sản này còn đến từ khoản lỗ khác gần 14 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 2.7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, kỳ này là 12 tỷ đồng, so với 46 tỷ đồng cùng kỳ, trực tiếp giúp MPC lãi ròng 33 tỷ đồng, gấp 3 lần quý 2/2023.
Lũy kế 6 tháng, Doanh nghiệp ghi nhận gần 6.5 ngàn tỷ đồng doanh thu, tăng 45%, thực hiện được 35% kế hoạch năm. Lãi ròng 40 tỷ đồng, khá hơn mức lỗ 86 tỷ đồng cùng kỳ nhưng mới đi được 4% chặng đường lợi nhuận sau thuế năm.
Nguồn: VietstockFinance
|
Tổng tài sản cuối quý 2 tăng thêm 1 ngàn tỷ đồng so với đầu năm, ghi nhận gần 11.2 ngàn tỷ đồng, chiếm 70% là tài sản ngắn hạn. Cuối kỳ, các khoản tương đương tiền chỉ còn lại 7 tỷ đồng, giảm 227 tỷ đồng.
Hàng tồn kho khoảng 5.8 ngàn tỷ đồng, tăng 727 tỷ đồng; chủ yếu tăng thành phẩm, hàng hóa và nguyên vật liệu. Giá gốc khoản đầu tư vào CTCP Mekong Logistics còn 183 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 939 ngàn tỷ đồng, giảm so với 1.4 ngàn tỷ đồng trước đó, do chuyển sang tài sản cố định hữu hình hơn 617 tỷ đồng.
Doanh thu tăng mạnh, phải thu khách hàng ngắn hạn 1.5 ngàn tỷ đồng và phải trả người bán ngắn hạn 613 tỷ đồng, cùng tăng lần lượt 44% và 60%. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 165 tỷ đồng, gấp 3 lần.
Vay nợ ngắn hạn cuối kỳ 4.2 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 629 tỷ đồng; phần lớn phát sinh vay từ Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) - chi nhánh Cà Mau.
Theo Doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh thường đạt doanh thu và lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm do bị tác động tiêu cực từ điều kiện thời tiết nắng nóng. Chưa kể nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giai đoạn này thường thấp hơn cuối năm - thời gian có nhiều lễ hội lớn trên thế giới.
Tổng Giám đốc Lê Văn Quang từng thừa nhận tình hình nửa đầu năm 2024 của MPC sẽ chưa khả quan đến từ nhiều yếu tố, như việc tuyển công nhân cho các nhà máy gặp khó. Lãnh đạo kỳ vọng từ tháng 7 trở đi sẽ tốt hơn, đồng thời quyết tâm giữ nguyên kế hoạch đề ra.
Sắp tới, MPC sẽ hướng đến thị trường nội địa nhiều hơn, thông qua tăng cường hợp tác với Bách hóa Xanh; đẩy mạnh tiếp thị đến các siêu thị, nhà hàng, khách sạn,… Hiện nay, thị trường Việt Nam đóng góp chưa đến 1% nguồn thu của “vua tôm”.
Tử Kính
- Xung đột lợi ích leo thang, nhóm cổ đông lớn cho rằng Eximbank đang vi phạm tiêu chí trong chuẩn mực Basel (07/08/2024)
- Lời sau cùng tại tòa của bà Trương Mỹ Lan (07/08/2024)
- Tồn kho của doanh nghiệp bất động sản quý 3 lập lỷ lục mới (07/08/2024)
- Tập đoàn CNT cơ cấu công ty con, mở đường cho dự án bất động sản mới? (07/08/2024)
- Thủy điện Thác Mơ sẽ tạm ứng cổ tức 126 tỷ, sắp “chia tay” một đơn vị liên kết (07/08/2024)
- Tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội, Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao? (07/08/2024)
- FIC, BMD và VNF bị phạt thuế (07/08/2024)
- THG sắp tạm ứng cổ tức tỷ lệ 10%, vẫn còn 30% theo kế hoạch (07/08/2024)
- Lợi nhuận quý 3 ngành ô tô chưa thể tìm lại ánh hào quang? (07/08/2024)