Triển vọng đầu tư bất động sản khu Đông Hà Nội
Không chỉ tạo bước ngoặt cho giao thông thủ đô, 10 cây cầu vượt sông Hồng được Hà Nội quy hoạch tới năm 2030 hứa hẹn mở ra triển vọng tăng trưởng vượt bậc cho BĐS khu Đông Hà Nội.
Chỉ tính trung bình 1 tháng trở lại, một công ty môi giới nằm ở Thạch Thất (Hà Nội) tiết lộ, đã nhận được 35 lời đề nghị của khách hàng nhờ rao bán đất hộ. Đáng chú ý, ngoài một số khách hàng không có nhiều năm kinh nghiệm bất động sản thì ngay cả nhà đầu tư chuyên "săn đất" khu vực này cũng tìm đến đơn vị môi giới. Lý do mà họ đưa ra, cần thêm các phương thức để tiếp cận nhóm khách hàng mới sau thời gian dài tự rao bán không thành.
Lãnh đạo đơn vị môi giới này chia sẻ, người nhờ bán thì nhiều. Họ thậm chí "gia lộc" mạnh tay vài chục triệu, có thể đến trăm triệu, tương đương mức cắt lỗ 10-15%. Nhưng ở phía người mua, nhu cầu lại sụt giảm thê thảm.
"Dù đăng tải liên tục trên các kênh bất động sản, trên nhóm diễn đàn và chạy quảng cáo và thậm chí gọi mời chào lại khách cũ nhưng mọi người đều nói: "Chưa muốn mua". Người nhờ bán thì nhiều, nhưng người mua thực sự ít".
Theo vị này, diễn biến người bán nhiều hơn người mua không chỉ diễn ra ở khu vực vùng ven Hà Nội mà tại nhiều tỉnh thành, tình trạng này khá phổ biến, nhất là trong khoảng 2 tháng trở lại đây.
Có 3 lý do khiến tình trạng này xuất hiện. Đầu tiên, người bán đang nhu cầu đẩy hàng đi vì không có khả năng cầm cự do nợ tiền ngân hàng lâu. Ngoài ra, họ lo ngại thị trường còn chững và đóng băng. Thứ hai, về phía người mua, họ cũng tâm lý dè dặt, xem chừng, cẩn trọng chờ diễn biến của thị trường. Hoặc, có người đang chờ thị trường xuất hiện sản phẩm giảm sâu hơn nữa để vào tiền. Theo vị này, hiện tượng nhiều người bán, ít người mua sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.
(Ảnh minh hoạ)
Báo cáo của các đơn vị phân tích thị trường cũng cho thấy mức độ quan tâm đến nhiều phân khúc bất động sản đã hạ nhiệt đáng kể so với trước đó. Trong tháng 4, mức độ quan tâm đến sản phẩm đất nền ghi nhận giảm 18% so với tháng liền trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong chia sẻ với báo giới, nhiều chuyên gia thẳng thắn chỉ ra khó khăn thách thức mà thị trường địa ốc đang đối mặt, đặc biệt là dấu hiệu thanh khoản chậm. Một số người vẫn ôm đất vì tâm lý neo tư duy – tức là kỳ vọng và tin rằng giá bất động sản sẽ không giảm, chỉ tăng do đất chật, người đông và các dự án đầu tư công đang được đẩy mạnh.
Mặt khác, vì tâm lý lạc quan quá đà nên họ gạt bỏ đi những diễn biến khó khăn thực tế mà thị trường đang phải đối mặt.
Đúng như ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường xuất hiện khó khăn. Nhưng doanh nghiệp địa ốc quảng cáo thị trường tốt. Còn thực tế, giao dịch đang sụt giảm.
Theo ông Quang, trong giai đoạn này, xuất hiện nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ. Ông Quang khuyến nghị, một số nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể tìm thấy các sản phẩm giá tốt ở thời điểm này để mua nhưng các nhà đầu tư F0, ít kinh nghiệm thì dù ù hưng phấn cũng nên cảnh giác với những rủi ro nếu như bất động sản chững lại.
Báo cáo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra nhận định, trong bối cảnh lạm phát, mặc dù giá bất động sản tăng nhanh nhưng thanh khoản chậm, thị trường xuất hiện nghịch lý mua dễ, bán khó. Nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn, gây áp lực lên hệ thống ngân hàng,...
Trong khi đó, TS. Đinh Thế Hiển đánh giá, thanh khoản trên thị trường đang giảm rất mạnh, người mua sẽ không dám mua còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều.
Ông Hiển cho hay, giá đất tăng của thị trường hiện nay chủ yếu do môi giới thổi. Tình trạng này đang diễn ra ở những vùng đô thị không lớn hoặc những vùng nông thôn. Ông Hiển cho rằng, vấn đề của thị trường đang nằm ở việc, thực tế mua – bán khó, nhưng môi giới, một số nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn "thể hiện" thị trường đang tốt.
Theo ông Hiển, mua bán bất động sản hiện nay có tình trạng giá trên thị trường và giá giao dịch thực sự không hoàn toàn giống nhau. Người muốn mua thì không tìm được đúng người bán mà họ cần, dễ gặp phải cò đẩy giá.
Môi giới bất động sản “than” 3 tháng không bán được hàngKhông chỉ tạo bước ngoặt cho giao thông thủ đô, 10 cây cầu vượt sông Hồng được Hà Nội quy hoạch tới năm 2030 hứa hẹn mở ra triển vọng tăng trưởng vượt bậc cho BĐS khu Đông Hà Nội.
Thời gian qua, việc kiểm soát tín dụng và lệnh siết phân lô tách thửa đất nông nghiệp,... đã khiến thị trường bất động sản chững lại, theo đó, Hà Nội cũng không phải ngoại lệ.
Tâm lý ngại ngần xuống tiền vào bất động sản xuất hiện. Mức độ quan tâm của người dân vào loại hình này đã sụt giảm. Nhưng để giá đất hạ thì thực trạng này khó xảy ra trong thời gian tới.
Dù chỉ vỏn vẹn 4 năm tuổi, MCD Việt Nam đã là chủ đầu tư (hoặc đề xuất thực hiện) nhiều dự án lớn trên cả nước, đặc biệt tại Quảng Trị.
Hiện tại, chủ đầu tư và đơn vị giải phóng mặt bằng tại vùng Nam Hội An vẫn gặp nhiều vướng mắc chưa thể hoàn thiện các khu tái định cư để giao đất cho dân.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đạt 1.232 tỉ USD, chiếm 22% tổng tài sản nền kinh tế vào năm 2030. Đây cũng chính là “thỏi nam châm” kích hoạt cuộc đua Proptech 2.0 vào thị trường bất động sản.
Thời gian qua, lãi suất ngân hàng cho vay ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, vì lẽ đó, nhiều người đã tranh thủ vay để mua nhà. Tuy nhiên, gần đây, lãi suất huy động của các ngân hàng đã bắt đầu tăng, nhiều người lo lắng khi hết thời gian ưu đãi.
Kiểm soát trái phiếu, siết tín dụng bất động sản, cùng với việc không mạnh tay xuống tiền vào đất đai của người dân khiến thị trường địa ốc rơi vào tình cảnh "đói vốn". Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng siết tín dụng bất động sản ảnh hưởng ít nhất tới 2/3 số lượng người có nhu cầu mua nhà thực sự, giá nhà có thể bị đẩy lên cao, tác động trực tiếp đến an sinh xã hội. Do đó, nên có những quy định hợp lý, tránh những quy định tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định thị trường bất động sản
Mặc lợi suất cho thuê căn hộ chung cư trong 2 năm qua theo xu hướng giảm nhưng nhu cầu thuê đang ngày càng gia tăng nên kênh đầu tư căn hộ cho thuê vẫn là loại hình có thể cân nhắc trong giỏ đầu tư.
Các chuyên gia cho rằng, điều chỉnh quy hoạch, nắn quy hoạch theo các nhà đầu tư vì lợi ích nhóm còn nguy hiểm gấp nhiều lần việc “bảo kê” vi phạm trật tự xây dựng nhưng lại ít bị đụng đến. Do đó, cần phải hình sự hóa để xử lý tận gốc các nhóm lợi ích trong quy hoạch.
Nghị quyết 18-NQ/TW đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá, đấu thầu đất đai.