Phong vũ biểu thị trường Tháng 11/2024: Công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu có nhiều triển vọng (Kỳ 2)
Trong hai tháng cuối cùng của năm 2024, nhóm công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu đang có hiệu suất ngành với các giá trị thống kê nổi bật. Việc duy trì mức tăng trưởng ổn định là tín hiệu tốt để nhà đầu tư có thể quan sát và tham gia lướt sóng trong ngắn hạn.
Ngành công nghiệp hướng tới mục tiêu quanh mức 15,000 điểm
Theo số liệu thống kê của VietstockFinance, trong các tháng 11-12/2024, nhóm công nghiệp đang dẫn đầu về hiệu suất ngành khi các giá trị trung bình và trung vị có mức tăng trưởng xấp xỉ 4%. Điều đó cho thấy dòng tiền thường có xu hướng chảy về nhóm này vào các tháng cuối năm và nhà đầu tư có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
Bảng thống kê hiệu suất ngành công nghiệp qua các năm.
Nguồn: VietstockFinance
Về phân tích kỹ thuật, chỉ số ngành công nghiệp tiếp tục bám sát dải trên (Upper Band) của Bollinger Bands trong bối cảnh chỉ báo MACD đang không ngừng mở rộng khoảng cách với đường Signal sau khi cho tín hiệu mua trước đó càng củng cố thêm sức mạnh cho xu hướng hiện tại của chỉ số.
Thêm vào đó, chỉ số ngành công nghiệp phá đã vỡ cạnh trên của kênh giá tăng trung hạn (Bullish Price Channel) đồng thời test lại đường Neckline của mẫu hình Rounding Bottom (tương đương vùng 12,500-13,000 điểm). Điều này cho thấy xu hướng tăng trung hạn đang được người viết đánh giá cao và khi chỉ số tiếp tục vượt thành công đường Neckline này thì mục tiêu giá (price target) tiềm năng tiếp theo sẽ quanh mốc 15,000 điểm.
Từ các tín hiệu trên, nhà đầu tư có thể tiến hành quan sát, lựa chọn và thu gom các mã cổ phiếu cho chiến lược trung và dài hạn.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Tiêu dùng thiết yếu – Lướt sóng ngắn hạn?
Từ bảng số liệu cho thấy, trong vòng 5 năm gần nhất, nhóm tiêu dùng thiết yếu thường có mức tăng trưởng ổn định vào các tháng cuối năm. Đặc biệt, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng được dự báo sẽ gia tăng mạnh khi dịp Tết Nguyên Đán 2025 đến sớm hơn mọi lần. Yếu tố thời vụ có thể giúp nhóm tiêu dùng thiết yếu bứt phá trong ngắn hạn và nhà đầu tư có thể tận dụng và thực hiện chiến lược “đi trước, đón đầu” trong giai đoạn sắp tới.
Bảng thống kê hiệu suất ngành tiêu dùng thiết yếu qua các năm.
Nguồn: VietstockFinance
Ở khung đồ thị ngày, chỉ số ngành tiêu dùng thiết yếu tạo ra các đỉnh và đáy mới cao hơn (Higher High, Higher Low) trong bối cảnh cả hai chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD tiếp tục hướng đi lên sau khi cho tín hiệu mua trước đó càng củng cố thêm sức mạnh cho xu hướng tăng dài hạn của chỉ số.
Tuy nhiên, chỉ số đang test lại ngưỡng Fibonacci Projection 100% (tương đương vùng 5,600-5,800 điểm) trong bối cảnh chỉ báo ADX tiếp tục suy yếu cho thấy diễn biến đi ngang với các phiên tăng giảm đan xen có thể tiếp diễn trong các phiên tới.
Từ các tín hiệu trên, nhà đầu tư cần chú ý quan sát các mã cổ phiếu thuộc nhóm tiêu dùng thiết yếu trong các phiên tới và tiến hành giải ngân bắt đáy khi xuất hiện nhịp rũ bỏ đối với các cổ phiếu có kết quả kinh doanh 9T/2024 nổi bật.
Nguồn: https://stockchart.vietstock.vn/
Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock
- Thị trường chứng quyền 22/11/2024: Tâm lý nhà đầu tư đang dần cải thiện (13/11/2024)
- Chứng khoán phái sinh ngày 22/11/2024: Phe Long lên tiếng (13/11/2024)
- Vietstock Daily 22/11/2024: Tiếp nối đà tăng? (13/11/2024)
- Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/11: Tâm lý phân vân bao trùm thị trường (13/11/2024)
- Ngày 21/11/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (13/11/2024)
- Nhịp đập Thị trường 21/11: Giằng co đầu phiên, kịch bản nào sau phiên hồi phục? (13/11/2024)
- Thị trường chứng quyền 21/11/2024: Giá trị giao dịch toàn thị trường tăng hơn 170% (13/11/2024)
- Chứng khoán phái sinh ngày 21/11/2024: Tình hình đã bớt bi quan (13/11/2024)
- Vietstock Daily 21/11/2024: Tâm lý lạc quan quay trở lại? (13/11/2024)