Cổ tức tuần từ 11-15/12: Cao nhất 20%
Số các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền trong tuần từ 11 - 15/12/2023 tương đối “hẻo”, chỉ 12 doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ cao nhất 20%, tương đương 2,000 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu.
Thua kiện đối tác Nhật, Rạng Đông Holding phải trả 157 tỷ đồng
Rạng Đông Holding buộc phải trả 157 tỷ đồng cho tập đoàn Nhật Bản sau khi Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Ngày 23/9, CTCP Rạng Đông Holding (RDP) công bố thông tin bất thường về quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM.
Theo đó, Rạng Đông Holding đã thua kiện cổ đông ngoại Sojitz Pla-net Corporation (thuộc Tập đoàn Sojitz - Nhật Bản) và phải trả lại gần 157 tỷ đồng cùng các khoản phí, lệ phí liên quan.
Năm 2016, Rạng Đông ký kết hợp tác thương mại toàn diện với Sojitz. Theo đó, Sojitz sẽ cung cấp nguyên liệu, chuyển giao công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản cho Rạng Đông.
Năm 2017, Rạng Đông và Sojitz tổ chức lễ ký kết cổ đông chiến lược. Theo đó, Sojitz mua 5 triệu cổ phần thông thường, đã phát hành và thanh toán đầy đủ tiền mua cổ phần tại CTCP Nhựa Rạng Đông Long An với giá mua hơn 174 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Sojitz, sau khi chuyển nhượng cổ phần nêu trên, Rạng Đông đã vi phạm một số nghĩa vụ về việc đáp ứng các điều kiện sau chuyển nhượng. Do đó, căn cứ hợp đồng mua bán cổ phần, Sojitz thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Rạng Đông hoàn trả ngay lập tức 90% giá mua cổ phần đã thanh toán, tương đương gần 157 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Rạng Đông không hoàn trả nên Sojitz đã tiến hành khởi kiện vụ án tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).
![]() Nhựa Rạng Đông.
|
Sau đó, ngày 6/7/2022, Hội đồng trọng tài thuộc SIAC đã phán quyết Sojitz thắng kiện. Bị đơn Rạng Đông phải trả cho Sojitz số tiền gần 157 tỷ đồng như khoản bồi thường thiệt hại và phải trả cho Sojitz khoản tiền lãi 10%/năm đối với số tiền 157 tỷ đồng, tính từ ngày 1/4/2020 cho đến ngày thanh toán.
Đồng thời, Rạng Đông còn phải trả phí và lệ phí của hội đồng trọng tài cũng như phí hành chính và lệ phí của SIAC hàng trăm triệu đồng.
Ngày 8/7/2022, Sojitz gửi văn bản yêu cầu Rạng Đông thanh toán các khoản tiền theo phán quyết của trọng tài. Tuy nhiên, cho đến nay Rạng Đông chưa thanh toán.
Rạng Đông sau đó khiếu nại và tại Quyết định sơ thẩm vào ngày 10/1/2023, Tòa án nhân dân TP.HCM đã quyết định không công nhận phán quyết trọng tài SIAC.
Ngày 16/1/2023, Sojitz có đơn kháng cáo toàn bộ quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP.HCM.
Sau khi xem xét, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã quyết định, chấp nhận kháng cáo của Sojitz, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài quốc tế nói trên.
Rạng Đông Holding trước là Công ty Nhựa Rạng Đông và lên sàn HOSE năm 2009. Hiện ông Hồ Đức Lam là Chủ tịch RDP và sở hữu hơn 50% cổ phần tại đây. Ông Hồ Đức Lam là anh em ruột với ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch Bóng đèn Điện Quang (DQC). Ông Hồ Đức Dũng (con ông Lam) là thành viên HĐQT của RDP.
Ông Lam trước đó có 10 năm ở cương vị Tổng giám đốc Nhựa Rạng Đông, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Bà Hồ Thị Kim Thoa cũng có cổ phần ở cả DQC và RDP. Bà Thoa là chị gái ông Hưng. Bà Hồ Thị Kim Thoa nguyên là Tổng giám đốc DQC từ năm 2000 và Chủ tịch HĐQT năm 2005, trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương năm 2010.
Ngoài ra, tại DQC, hai con gái bà Hồ Thị Kim Thoa là Nguyễn Thái Nga (thành viên HĐQT) và Nguyễn Thái Quỳnh Lê, sở hữu lần lượt gần 15% và hơn 8% cổ phần của DQC.
Mạnh Hà
Số các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền trong tuần từ 11 - 15/12/2023 tương đối “hẻo”, chỉ 12 doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ cao nhất 20%, tương đương 2,000 đồng cho mỗi cổ phiếu sở hữu.
Cổ đông lớn nhận chuyển nhượng 49% vốn của VTSS là Công ty Du lịch Minh Thành. Đây là công ty có mối liên hệ tới dự án bất động sản Minh Thành Đồng Nai, bị Chủ tịch Tân Hiệp Phát chiếm đoạt.
CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG) công bố kết quả mua lại trước hạn lô trái phiếu phát hành năm 2019, với tổng giá trị huy động 300 tỷ đồng.
Sau gần 1 năm trì hoãn, Vietnam Airlines (HOSE: HVN) đã công bố báo cáo kiểm toán năm 2022, với khoản lỗ ròng hơn 11,000 tỷ đồng. Như vậy, hãng hàng không quốc gia đã lỗ 3 năm liên tiếp và nhiều khả năng phải bị hủy niêm yết khỏi HOSE.
CTCP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (HNX: IVS) mới đây đã thông qua chủ trương chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền, 1 quyền được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm).
CTCP Đầu tư Cầu đường CII (HOSE: LGC) thông báo chốt quyền trả cổ tức năm 2020, 2022 và tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 bằng tiền, ngày giao dịch không hưởng quyền là 25/12/2023.
HĐQT CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, HOSE: VNS) vừa thông qua việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT của ông Đặng Phước Thành. Thay vào đó, ông Tạ Long Hỷ sẽ rời ghế Tổng Giám đốc để làm Chủ tịch HĐQT Công ty.
Theo danh sách nợ thuế đợt 2/2023 do Cục Thuế TPHCM công bố, có 198 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền hơn 8,000 tỉ đồng, trong đó 7% thuộc về các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.
Sau khi công bố kế hoạch IPO mới đây, cơ cấu cổ đông chủ dự án Metro Star ở Thủ Đức liên tục thay đổi.
CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) vừa kết thúc đợt chào bán hơn 1 triệu riêng lẻ cho 65 nhà cung cấp vào ngày 04/12 vừa qua. Tuy nhiên, chỉ có 26 nhà đầu tư mua vào 311,500 cp (tỷ lệ thành công 29%), tổng số tiền GDT thu về hơn 6 tỷ đồng.
Ngày 08/12, ông Trần Hoài Nam - Chủ tịch HĐQT CTCP Sonadezi Giang Điền (UPCoM: SZG) có đơn xin từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, nhưng không đưa ra lý do cụ thể.
CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) sắp chi hơn 59 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2023. Ngày chốt danh sách cổ đông là 29/12/2023, thời gian trả dự kiến 12/01/2024.