Từ những lời phàn nàn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thâm hụt thương mại cho đến những nỗi lo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc Mỹ tìm mọi cách để kiềm chế sự trỗi dậy của đất nước ông, hiện có rất nhiều yếu tố chia cắt 2 nhà lãnh đạo của 2 nền kinh tế lớn thế giới.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, có 5 điểm quan trọng mà các nhà ngoại giao, lãnh đạo doanh nghiệp và những nhà đàm phán thương mại muốn chấm dứt cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh đặc biệt chú ý. Và vấn đề ở đây là, giải quyết bất kỳ điều nào trong 5 điểm này cũng đòi hỏi Trung Quốc phải xem lại mô hình phát triển kinh tế đã giúp nước này tăng trưởng thần kỳ trong thời gian qua cũng như giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì quyền lực tuyệt đối.
1. Chuyển giao công nghệ
Hiện nay các công ty nước ngoài buộc phải tham gia liên doanh với các công ty bản địa nếu muốn xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Mỹ cho rằng yêu cầu này (áp dụng trong mọi lĩnh vực, từ ô tô đến hàng không vũ trụ) giống như 1 yêu cầu bắt buộc nhưng không chính thức ép các công ty Mỹ phải chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ. Đây cũng là một trong những lý do được chính quyền Trump viện dẫn để áp dụng thuế quan lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc theo điều 301 của Đạo luật thương mại năm 1974.
Tất nhiên Trung Quốc bác bỏ kết luận của Mỹ và lập luận rằng điều khoản về liên doanh là cần thiết để thu hẹp khoảng cách về công nghệ giữa Trung Quốc với phương Tây. Bắc Kinh cũng cho rằng đây là quyền lợi mà Trung Quốc được hưởng như 1 nước đang phát triển, theo thỏa thuận khi gia nhập WTO năm 2001.
"Đôi lúc, chuyển giao công nghệ là thỏa thuận giữa các công ty, đổi công nghệ lấy thị trường", Wei Jianguo – cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và hiện là phó giám đốc Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc – nói.
2. Tình trạng dư thừa công suất trong lĩnh vực công nghiệp
Mối quan hệ thân thiết với Chính phủ và khả năng dễ dàng tiếp cận với các ngân hàng quốc doanh giúp các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc bành trướng mạnh mẽ trong suốt thời kỳ kinh tế bùng nổ. Tuy nhiên các ông lớn công nghiệp này lại quá chậm chạp trong việc cắt giảm công suất dư thừa khi tăng trưởng giảm tốc, do đó "làm ngập" thị trường toàn cầu với các sản phẩm dư thừa của họ và gây áp lực mất việc làm lên các nước khác. Ví dụ như năm ngoái lượng thép dư thừa của Trung Quốc vượt quá cả tổng sản lượng của Pháp và Đức cộng lại.
Trung Quốc là một trong những mục tiêu hàng đầu mà thuế thép và nhôm của Mỹ hướng tới khi ông Trump viện dẫn điều luật về an ninh quốc gia để đánh thuế. Mặc dù đã cắt giảm sản lượng theo chương trình "cải cách nguồn cung" của Chủ tịch Tập Cận Bình, nếu Trung Quốc đồng ý cắt giảm với tốc độ nhanh như mong muốn của Mỹ, điều đó sẽ đồng nghĩa với 1 lượng việc làm khổng lồ biến mất và sẽ gây ra bất ổn xã hội.
3. Cải cách doanh nghiệp nhà nước
Mặc dù áp dụng một số nguyên tắc của nền kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân giúp kinh tế bùng nổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát các động lực sản xuất. Khối doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm khoảng 40% tài sản công nghiệp của đất nước và nằm trong danh sách những ngân hàng lớn nhất thế giới.
Trung Quốc tỏ ra rất ít quan tâm đến các biện pháp cải cách thị trường và nỗ lực tư nhân hóa mà phía Mỹ đang mong muốn nước này thực hiện.
Trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước "lớn và hùng mạnh" là nhân tố chủ chốt trong chiến lược tăng cường tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc. Giảm số lượng các doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc sẽ mất đi 1 công cụ mạnh để kiểm soát nền kinh tế và các rủi ro. "Không có các doanh nghiệp nhà nước, Trung Quốc sẽ không còn là 1 hệ thống xã hội chủ nghĩa", Lu Xiang – chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc – nói.
4. Chính sách công nghiệp
Một đặc trưng khác của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc là các chính sách kế hoạch tập trung tập trung sử dụng nguồn tài nguyên dồi dào của đất nước để đạt được các mục tiêu chiến lược. Chương trình "Made in China 2025" là một ví dụ tiêu biểu, trong đó chỉ đạo trợ cấp cho một số lĩnh vực để đạt mục tiêu dẫn đầu thế giới ở 10 ngành chủ chốt như hàng không, phương tiện vận tải sử dụng năng lượng mới và công nghệ sinh học.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross miêu tả chương trình này là 1 cú đánh tấn công vào nước Mỹ bởi vì nó đem đến cho các công ty Trung Quốc nhiều lợi thế, giúp họ cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp Mỹ từ Boeing cho đến Intel. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng đây đơn thuần chỉ là 1 cách để doanh nghiệp Trung Quốc tiến xa hơn trên chuỗi giá trị.
5. Công nghệ điện toán đám mây
Mạng Internet đã trở thành 1 thách thức khá lớn đối với nỗ lực kiểm soát gần 1,4 tỷ dân của Chính phủ Trung Quốc. Nước này cũng đã áp dụng cơ chế an ninh mạng rất chặt chẽ để kiểm soát luồng thông tin. Điều này kéo theo nhiều lời phàn nàn từ các công ty Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện toán đám mây.
Vào tháng 6/2017, một quy định internet mới đã có hiệu lực tại Trung Quốc khiến các doanh nghiệp nước ngoài hoảng loạn: tất cả các công ty nội địa và nước ngoài kinh doanh tại thị trường Trung Quốc được yêu cầu phải đặt máy chủ trong lãnh thổ Trung Quốc và phải cho phép các nhà chức trách chế độ Bắc Kinh kiểm tra an ninh. Mỹ đã đề xuất WTO chống lại luật này, cho rằng đó là 1 bất lợi lớn cho các tập đoàn như Alphabet, Apple và Amazon.
"Ngõ cụt" chờ Tổng thống Trump trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung- Dow Jones và S&P 500 gần như đi ngang (17/08/2018)
- Giới chuyên gia cảnh báo ba rủi ro với thị trường chứng khoán Mỹ (17/08/2018)
- Thị trường chứng khoán và tiền tệ Hàn Quốc trượt dốc sau bầu cử Mỹ (17/08/2018)
- Shopee lần đầu có lãi, cổ phiếu của công ty mẹ tăng vọt 17% (17/08/2018)
- Phố Wall quay đầu giảm điểm, Dow Jones mất hơn 350 điểm (17/08/2018)
- Thế giới tài chính thời Trump 2.0 khác gì với năm 2016? (17/08/2018)
- Tăng hơn 300 điểm, Dow Jones vượt mốc 44,000 điểm (17/08/2018)
- Trump thắng cử, nhưng vẫn có lý do để lo đấy, Elon Musk! (17/08/2018)
- Chiến lược đầu tư dài hạn hậu bầu cử Mỹ: Cơ hội và thách thức (17/08/2018)