SCMP cho biết, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi các quan chức của chính quyền địa phương làm mọi cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại về đà giảm tốc ngày càng sâu sắc của nền kinh tế, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang.
Hôm thứ Hai, ông Lý Khắc Cường nói với các quan chức địa phương rằng họ phải "tăng cường tính cấp bách và trách nhiệm" để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và "phải đặt vấn đề tăng trưởng lên vị trí ưu tiên" trong các chương trình nghị sự, theo một bài đăng trên trang web của chính phủ Trung Quốc.
Thủ tướng cho biết: "Áp lực về tình trạng giảm tốc của nền kinh tế đang gia tăng không ngừng và nhiều thực thể của nền kinh tế đang gặp khó khăn trong bối cảnh nhu cầu trong nước kém đi." Ông nói thêm rằng các chính quyền địa phương phải làm mọi việc để có thể "đảm bảo các mục tiêu sẽ đạt được trong năm nay."
Phát biểu với các quan chức tỉnh Thiểm Tây, Giang Tô, Hà Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông, ông Lý nói rằng họ phải củng cố về "trường hợp cốt lõi", điều mà chính phủ cho biết là họ phải cân nhắc về những tình huống xấu nhất và đưa ra biện pháp phòng tránh.
Bài phát biểu của ông Lý Khắc Cường cho thấy mục tiêu đầu tiên trong cả năm của chính phủ Trung Quốc, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP tối thiểu là 6% - có nguy cơ sẽ không đạt được. Lời nhắn này của ông cũng thể hiện rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình hình kinh tế bi quan hơn so với những phát biểu trước đó của chính phủ.
Dự kiến, số liệu tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Sáu tuần này. Theo ước tính, số liệu quý III sẽ còn giảm mạnh hơn nữa so với quý II là 6,2%.
Cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngoài ra, rất nhiều dấu hiệu cũng cho thấy những vấn đề về kinh tế của nước này đang lan rộng. Samsung, "gã khổng lồ" ngành điện tử Hàn Quốc, đã đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại Trung Quốc hồi tháng trước. Trong khi đó, Pang Da Automobile Trade, đại lý xe ô tô lớn nhất nước này, đã đệ đơn phá sản hồi tháng trước.
Dù nhìn vào số liệu chính thức của chính phủ thì vẫn dễ dàng nhận thấy đà sụt giảm trên quy mô lớn đang diễn ra ở Trung Quốc, khi hoạt động sản xuất công nghiệp đang "hết hơi", tăng trưởng lượng đầu tư trái phiếu giảm dần và chi tiêu của người tiêu dùng cũng không khả quan. Theo số liệu mới công bố hôm 14/10, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 3,2% vào tháng 9 so với 1 năm trước, trong khi nhập khẩu giảm tới 8,5%, giảm sâu tức mức 5,6% trong tháng 8.
Tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp lớn thuộc tỉnh ven biển Chiết Giang chỉ tăng 2,8% trong 8 tháng đầu năm 2019 so với 1 năm trước, theo Cục Thống kê của tỉnh, nhưng thông tin này đã bị xoá khỏi trang web chính thức. Dẫu vậy, con số trên vẫn khả quan hơn so với bức tranh tổng thể, khi lợi nhuận ngành công nghiệp giảm 1,7% trong cùng kỳ.
Theo một bài đăng của Cục Thống kê tỉnh Chiết Giang, lợi nhuận ngành công nghiệp của Thượng Hải giảm 19,9% trong 8 tháng đầu năm 2019 so với năm trước, trong khi Bắc Kinh giảm 14,4%. Sơn Đông sụt 13%, Giang Tô giảm 3,5% và Quảng Đông giảm 0,4%.
Hơn nữa, giá hàng tiêu dùng của Trung Quốc tiếp tục tăng vọt trong tháng 9, do giá thịt lợn tăng quá cao vì dịch tả lợn châu Phi. Lạm phát người tiêu dùng chạm mức cao nhất trong 6 năm là 3%, cao hơn mục tiêu giới hạn của chính phủ cho chỉ số giá tiêu dùng của cả năm (CPI). Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc giảm 1,2% do nhu cầu trong nước yếu đi, khiến các nhà sản xuất phải giảm giá sản phẩm.
Thủ tướng Lý Khắc Cường không công bố bất kỳ biện pháp kích thích kinh tế mới nào tỏng bài phải biểu, nhưng nói với các quan chức địa phương hãy thực hiện "các chính sách đã đưa ra", bao gồm giảm thuế cá nhân và kinh doanh, giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, ông cũng cho biết họ cần tận dụng tốt "trái phiếu có mục đích đặc biệt" - thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và các dự án được chỉ định khác. Đây là một cách để mở rộng đầu tư hiệu quả.
Larry Hu, kinh tế gia trưởng của Trung Quốc tại Macquarie Capital, viết trong một lưu ý rằng Bắc KInh cần nâng cấp chương trình kích thích kinh tế để tránh tình trạng sụt giảm sâu sắc. Ông viết: "Dù có hay không xảy ra cuộc chiến thương mại, thì kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc" cho đến khi họ tung ra chương trình kích thích mạnh mẽ và rộng lớn hơn. Ông nói thêm rằng một thoả thuận "ngừng bắn" với Mỹ chỉ "giúp mọi thứ bớt tệ đi, chứ không làm tình hình tốt hơn."
Chuyên gia của Morgan Stanley, ANZ: Cái bắt tay của Mỹ và Trung Quốc không có nhiều ý nghĩa!- Thị trường chứng khoán và tiền tệ Hàn Quốc trượt dốc sau bầu cử Mỹ (16/10/2019)
- Shopee lần đầu có lãi, cổ phiếu của công ty mẹ tăng vọt 17% (16/10/2019)
- Phố Wall quay đầu giảm điểm, Dow Jones mất hơn 350 điểm (16/10/2019)
- Thế giới tài chính thời Trump 2.0 khác gì với năm 2016? (16/10/2019)
- Tăng hơn 300 điểm, Dow Jones vượt mốc 44,000 điểm (16/10/2019)
- Trump thắng cử, nhưng vẫn có lý do để lo đấy, Elon Musk! (16/10/2019)
- Chiến lược đầu tư dài hạn hậu bầu cử Mỹ: Cơ hội và thách thức (16/10/2019)
- Giới đầu tư săn tìm cổ phiếu hưởng lợi từ chính sách của Trump (16/10/2019)
- Cú bắt tay Musk-Trump đẩy vốn hóa Tesla vượt 1,000 tỷ USD (16/10/2019)