Theo dự thảo, những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi Công ty quản lý tài sản tự đấu giá là: 1- Khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm; 2- Khoản nợ xấu được Công ty quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường; 3- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.
Công ty Quản lý tài sản thông báo công khai về việc thuê doanh nghiệp thẩm định giá ít nhất 05 ngày làm việc trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trang thông tin điện tử của Công ty Quản lý tài sản để các doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký tham gia. Công ty Quản lý tài sản ban hành, thực hiện và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy trình xem xét, quyết định lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá để thực hiện việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Khoản nợ xấu có giá trị lớn là từ 100 tỷ đồng trở lên
Dự thảo Nghị định đề xuất mức giá trị khoản nợ xấu có giá trị lớn là từ 100 tỷ đồng trở lên để đảm bảo tính khả thi của quy định, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro khi Công ty quản lý tài sản thực hiện bán đấu giá. Quy định căn cứ để xác định giá trị 100 tỷ đồng trở lên có 2 phương án như sau:
Phương án 1: Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Khoản nợ xấu được mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt có giá trị ghi sổ số dư nợ gốc đang theo dõi trên sổ sách của Công ty quản lý tài sản từ 100 tỷ đồng trở lên.
2. Khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường mà có giá mua từ tổ chức tín dụng bán nợ từ 100 tỷ đồng trở lên.
3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị theo biên bản định giá gần nhất từ 100 tỷ đồng trở lên.
Phương án 2: Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn là khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá khởi điểm được xác định theo quy định của Nghị định này và theo các quy định khác của pháp luật khi tổ chức bán đấu giá từ 100 tỷ đồng trở lên.
Lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm
Dự thảo nêu rõ, Công ty quản lý tài sản quyết định thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gồm ba thành viên trở lên, bao gồm: 01 đại diện lãnh đạo Công ty Quản lý tài sản là Chủ tịch Hội đồng, 01 đấu giá viên, 01 đại diện tổ chức tín dụng bán nợ (trường hợp bán đấu giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt), đại diện các đơn vị có liên quan thuộc Công ty quản lý tài sản, các thành viên khác (nếu có).
Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc số phiếu bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định cuối cùng.
Chinhphu.vn
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch thanh toán quốc tế tại SHB (08/03/2017)
- Gói tín dụng lớn chưa từng có (08/03/2017)
- Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống vùng 1%, chạm mức thấp nhất 8 tháng (08/03/2017)
- Chủ tịch Vietlott sang làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (08/03/2017)
- Big4 tung gói ưu đãi lãi suất 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp và cá nhân vay sản xuất, kinh doanh (08/03/2017)
- Doanh nghiệp ngại vay vốn ưu đãi vì sợ thanh tra? (08/03/2017)
- Lienvietpostbank gia tăng tính năng bảo mật trong giao dịch trực tuyến (08/03/2017)
- Vì sao có tình trạng lãi suất huy động 6 tháng cao hơn 24 tháng? (08/03/2017)
- FED tăng lãi suất 0,25 điểm % - hàm ý và dự báo tiếp theo? (08/03/2017)