Cuối ngày hôm qua (22/3) Fed tăng lãi suất lần thứ 9 kể từ đầu năm ngoái, tăng 0,25 điểm %, như vậy lãi suất cho vay qua đêm hiện nay của Fed là 4,75-5%. Lần tăng lãi suất này đúng như kỳ vọng của đa số nhà đầu tư, giới chuyên gia. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng là Fed vẫn tiếp tục quan điểm "diều hâu" (thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát) bất chấp bất ổn thị trường ngân hàng tại Mỹ và Thụy Sỹ vừa qua.
Thực tế là không hẳn như vậy. Fed tăng lãi suất lần này là bước đi cần thiết, được tính toán rất thận trọng, đa chiều, đa mục tiêu hơn. Cụ thể, quyết định này giúp Fed đạt được ít nhất 3 mục tiêu: (i) tiếp tục kiên định cuộc chiến chống lạm phát (dù đã có điều chỉnh) do lạm phát vẫn ở mức cao (lạm phát tổng thể vẫn là 6% tháng 2/2023 so cùng kỳ năm trước; lạm phát có tính đến tâm lý chi tiêu – PCE vẫn tăng 5,4% so cùng kỳ) và còn xa mục tiêu 2%; (ii) cũng đã tính đến bất ổn thị trường ngân hàng tại Mỹ và toàn cầu gần đây (nên Fed đã tăng ít hơn so với một số dự báo mức tăng 0,5 điểm % trước đó), thậm chí nếu Fed không tăng lãi suất lần này thì có thể đưa ra tín hiệu thị trường "bất ổn"; khiến nhà đầu tư có thể phản ứng trái chiều, băn khoăn hơn; (iii) nhằm bảo vệ uy tín chính sách của Fed.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm cuối này (khoảng 1,6%), chứng tỏ nhiều nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về tác động của lãi suất tăng lên nền kinh tế và thị trường tài chính (trong đó có rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Mỹ, châu Âu…), dù đã được kiểm soát phần nào. Một lý do nữa là thị trường còn bị ảnh hưởng bởi bình luận của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen rằng hiện nay Mỹ chưa có chế độ bảo hiểm bao trùm cho tiền gửi tại các ngân hàng trong phiên điều trần với Tiểu ban Ngân hàng Quốc Hội Mỹ cùng thời điểm đó.
Đó cũng là 1 nhân tố khiến Fed đã và đang cân nhắc. Theo đó, Fed cũng đã thay đổi quan điểm theo hướng bớt diều hâu hơn, linh hoạt hơn. Biên bản cuộc họp cho thấy Fed không chỉ có mục tiêu chống lạm phát mà cũng đã tính đến "điều kiện thị trường" tài chính, ngoài yếu tố việc làm như lâu nay. Theo đó, khả năng cao là Fed sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần nữa (khoảng 0,25% trong kỳ họp tiếp theo hoặc tháng 6/2023).
Với Việt Nam, việc tăng lãi suất lần này của Fed cũng nằm trong tiên lượng, trong tính toán của cơ quan điều hành và nhà đầu tư, nên sẽ tác động không đáng kể. Vấn đề là tâm lý và phản ứng của nhà đầu tư, người gửi tiền ở Mỹ và toàn cầu trong những ngày tới có thể vẫn còn xáo trộn, có tác động nhất định đối với thị trường tài chính Việt Nam. Dù sao, áp lực lãi suất và tỷ giá đã giảm đi rất nhiều so với cuối năm 2022 và đầu năm nay.
Tuy nhiên, với những động thái chính sách quyết liệt, nhanh chóng, đồng thuận khá cao chưa từng có, truyền thông mạnh mẽ của giới chức Mỹ và Thụy Sỹ những ngày qua cùng với động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ của Fed, và nền tảng hệ thống ngân hàng Mỹ và Châu Âu vững chắc hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng trước đây, việc hy vọng nền kinh tế, thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu có thể "hạ cánh mềm", vượt qua được cú sốc hiện nay là có cơ sở.
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch thanh toán quốc tế tại SHB (23/03/2023)
- Gói tín dụng lớn chưa từng có (23/03/2023)
- Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống vùng 1%, chạm mức thấp nhất 8 tháng (23/03/2023)
- Chủ tịch Vietlott sang làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (23/03/2023)
- Big4 tung gói ưu đãi lãi suất 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp và cá nhân vay sản xuất, kinh doanh (23/03/2023)
- Doanh nghiệp ngại vay vốn ưu đãi vì sợ thanh tra? (23/03/2023)
- Lienvietpostbank gia tăng tính năng bảo mật trong giao dịch trực tuyến (23/03/2023)
- Vì sao có tình trạng lãi suất huy động 6 tháng cao hơn 24 tháng? (23/03/2023)
- NHNN "ế vốn" trên thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng giảm về mức tương đương giai đoạn tiền rẻ (23/03/2023)