Trước đây, khi cuộc đua lãi suất huy động ở những nhịp cao trào, đã có không ít quan điểm cho rằng nhóm cổ phiếu bảo hiểm sẽ đặc biệt được hưởng lợi. Vì phần lớn tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu nằm trong tiền gửi ngân hàng.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ, lạm phát toàn phần trong tháng 12 tiếp tục giảm so với tháng trước, từ mức 7,1% xuống còn 6,5%, trở thành tháng thứ 6 liên tiếp ghi nhận lạm phát giảm.
Bên cạnh đó, các phát ngôn gần đây của Chủ tịch FED - ông Jerome Powell cũng đang thể hiện một thái độ bớt "diều hâu" hơn. Vì lẽ đó không ít dự báo cho rằng, động lực để cơ quan này mạnh tay tăng lãi suất để giải quyết lạm phát là không còn quá nhiều. Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu cũng theo đó mà nới lỏng dần các chính sách tiền tệ.
Trong nước, lãi suất huy động cũng đã bắt đầu hạ nhiệt. Giữa bối cảnh đó, không ít nhà đầu tư đang quan tâm liệu chất xúc tác mới cho đà tăng giá của nhóm cổ phiếu bảo hiểm là gì. Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư FIDT đã có những chia sẻ xoay quanh câu chuyện này.
Ông dự báo thế nào về tình hình lãi suất thời gian tới?
Ông Huỳnh Minh Tuấn: Có thể trong nửa đầu 2023, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) sẽ chạm đến mức lãi suất mục tiêu 5%. Có thể Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ cân nhắc chuyện tăng lãi suất điều hành danh nghĩa từ 0,5-1% cho nửa đầu 2023.
Tuy nhiên, lạm phát tại Mỹ cũng đã giảm dần. FED vì lẽ đó có thể sẽ không còn nhiều lý do áp dụng các biện pháp mạnh để khống chế lạm phát. Hành động tăng lãi suất điều hành của NHNN có thể sẽ không còn quá cần thiết nữa, vì áp lực lạm phát hiện đã giảm đáng kể, lãi suất thực vẫn đang được đảm bảo.
Theo tôi, việc tiếp tục tăng lãi suất có thể không tốt về mặt điều hành và định hướng cho thị trường tiền tệ.
Ông đánh giá thế nào về triển vọng của nhóm cổ phiếu bảo hiểm khi lãi suất giảm?
Ông Huỳnh Minh Tuấn: Trước đây, nhóm cổ phiếu bảo hiểm có 2 chất xúc tác tăng giá đó là thoái vốn nhà nước và lãi suất huy động tăng.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng phân bổ phần lớn tài sản vào tiền gửi ngân hàng. Ngay cả trong cơ cấu tiền gửi tại ngân hàng, các công ty này cũng có sự phân khúc rất rõ theo các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng hoặc hơn…
Khi lãi suất tăng, không phải mọi loại tiền gửi của các doanh nghiệp bảo hiểm đều có lợi. Ví dụ như cuộc đua lãi suất bắt đầu nóng nhất vào giai đoạn tháng 11-12/2022, những khoản doanh nghiệp đã phân bổ vào kỳ hạn 12 tháng từ trước đó không thể nào đáo hạn kịp để có thể nhập cuộc và được hưởng lợi.
Các công ty bảo hiểm cũng thường chọn kỳ hạn 6-12 tháng gửi rất nhiều. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thực sự hưởng lợi từ việc lãi suất huy động tăng lên. Bên cạnh đó, biên độ tăng lãi suất thời gian qua cũng không thực sự cao để đủ tạo ra sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Cũng phải nói thêm, từ sau khi mở cửa hậu đại dịch, các chi phí đền bù của ngành bảo hiểm cũng đã tăng lên đáng kể. Việc lãi suất tăng lên đôi khi không đủ bù đắp cho các chi phí này.
Nhiều năm trở lại đây, chủ trương của Nhà nước là nỗ lực cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu công. Nhóm ngành bảo hiểm là một trong những ngành trụ cột của ngành tài chính. Đây cũng đồng thời là ngành có nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao. Do đó, động lực thoái vốn của khu vực công luôn là một trong những vấn đề quan trọng của nhóm cổ phiếu bảo hiểm thời gian qua.
Tuy nhiên, đến hiện tại chỉ còn một số doanh nghiệp thuộc nhóm này còn câu chuyện thoái vốn. Bảo hiểm cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong vốn hóa thị trường. Do đó, nhóm này sẽ khó được khối ngoại cân nhắc phân bổ và các rổ ETF.
ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư FIDT
Ông có lời khuyên nào dành cho nhà đầu tư trong thời gian tới?Ông Huỳnh Minh Tuấn: Thị trường chứng khoán thường sẽ đi trước nền kinh tế thực từ 1-2 quý.
Như giai đoạn vừa qua, định giá cao P/E của thị trường đã lên đến 20 lần (một mức hiếm thấy trong nhiều năm trở lại đây), đồng thời các con số vĩ mô rất tích cực đó là lúc nhà đầu tư nên thận trọng. Còn ở giai đoạn các dự báo kinh tế đang chưa lạc quan như hiện tại, các cơ hội đầu tư lại mở ra.
Nhiều dự báo cho thấy, Việt Nam 2-5 năm vẫn duy trì vị thế là một trung tâm sản xuất hàng đầu của thế giới, tốc độ tăng GDP được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn liên tục tìm đến, các cải cách vẫn đang làm cho thị trường hấp dẫn.
Đồng thời, nếu nhìn lại quá khứ, VN-Index hiện đang cho một mức định giá rẻ lần thứ 3 trong lịch sử sau năm 2008 và 2020. Đây là giai đoạn nhà đầu tư không nên bi quan và nên tiếp tục đầu tư. Với những nhà đầu tư đang thiệt hại vì mua ở vùng đỉnh, có thể cân nhắc huy động vốn để tái đầu tư.
Cơ hội và thách thức nào đón chờ cổ phiếu ngân hàng trong năm nay?- Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch thanh toán quốc tế tại SHB (16/01/2023)
- Gói tín dụng lớn chưa từng có (16/01/2023)
- Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống vùng 1%, chạm mức thấp nhất 8 tháng (16/01/2023)
- Chủ tịch Vietlott sang làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (16/01/2023)
- Big4 tung gói ưu đãi lãi suất 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp và cá nhân vay sản xuất, kinh doanh (16/01/2023)
- Doanh nghiệp ngại vay vốn ưu đãi vì sợ thanh tra? (16/01/2023)
- Lienvietpostbank gia tăng tính năng bảo mật trong giao dịch trực tuyến (16/01/2023)
- Vì sao có tình trạng lãi suất huy động 6 tháng cao hơn 24 tháng? (16/01/2023)
- FED tăng lãi suất 0,25 điểm % - hàm ý và dự báo tiếp theo? (16/01/2023)