Đã có rất nhiều dự báo về việc ECB sẽ kéo dài chương trình mua trái phiếu hiện nay qua hạn chốt hiện tại là tháng 3/2017 nhưng lần này, đa số đã không chính xác.
Chỉ số tổng hợp blue-chip STOXX 50 Index của khu vực sử dụng đồng Euro đã giảm ngay sau khi thông tin này được công bố. Trong khi đó, đồng Euro lại có phản ứng ngược lại khi tăng lên gần mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua so với đồng USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm đã tăng nhẹ lên gần mức 0%.
Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết việc kéo dài chương trình không nằm trong chương trình thảo luận của cuộc họp chính sách này.
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp ngày 8/9, ông Draghi cho biết chương trình đang tỏ ra hiệu quả và chúng ta nên tập trung vào quá trình thực hiện.
Có một điều thị trường đã dự báo đúng là việc ECB đã giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản. Lãi suất dành cho các công cụ tiền gửi thường xuyên là -0,4%. Lãi suất đối với các công cụ cho vay là 0,25%. Lãi suất cho vay liên ngân hàng là 0%. Lần cuối cùng ECB thay đổi lãi suất là trong cuộc họp hồi tháng 3. Cụ thể, vào cuộc họp cuối quý I/2016, ECB đã cắt giảm lãi suất cho vay đi 5 điểm cơ bản.
Chương trình kích thích tiền tệ của ECB bao gồm: lãi suất thấp, lãi suất cho vay liên ngân hàng thấp và chương trình mua trái phiếu trị giá nghìn tỷ Euro. Tuy nhiên, tăng trưởng và lạm phát tại khu vực EU vẫn “ngoan cố” ở mức thấp.
Trong cuộc họp lần này, ECB đã nâng nhẹ triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực trong năm 2016 nhưng đồng thời cắt giảm triển vọng của 2 năm tiếp theo. Tăng trưởng trung bình của 19 quốc gia đang sử dụng đồng Euro sẽ đạt 1,7% trong năm nay, tăng 0,1% so với dự báo trước đây. Ngược lại, dự báo tăng trưởng trong năm 2017 và 2018 giảm từ 1,7% xuống 1,6%.
ECB giữ nguyên mức dự báo lạm phát trong năm 2016 và 2018 lần lượt là 0,2% và 1,6%. Triển vọng lạm phát trong năm 2017 bị cắt giảm từ 1,3% xuống 1,2%.
Ông Draghi nhận định rằng chương trình kích thích tiền tệ của ECB sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng của khu vực châu Âu thêm 0,6% và lạm phát thêm 0,4%.
Nhu cầu toàn cầu yếu đã kìm hãm tăng trưởng của các nền kinh tế tại Lục địa già. Một trong những nguyên nhân chính tới từ việc Anh tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6 để quyết định việc đi hay ở lại Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là sự kiện Brexit.
Dự báo lạm phát của ECB được chú ý đặc biệt bởi việc bình ổn giá mục tiêu là một trong những nhiệm vụ của ngân hàng trung ương này. Trong ngắn hạn, mục tiêu của ECB là nâng mức lạm phát lên mức 2%. Lạm phát trung bình của khối 19 nước này đã giảm liên tục từ mức 1,75% trong năm 2013 xuống mức 0,2% hiện nay.
Trước khi ông Draghi có những tuyên bố này, đã có những đồn đoán về việc ECB sẽ kéo dài chương trình nới lỏng định lượng bởi họ đã từng làm vậy trong quá khứ. Trước đó, ECB đã nâng hạn mức mua tài sản chứng khoán từ 60 triệu USD lên 80 triệu USD và mở rộng việc mua trái phiếu doanh nghiệp.
Sự quan tâm của thị trường đã chuyển sang vấn đề liệu ECB có quyết định mở rộng chương trình kích thích hiện nay từ nay tới cuối năm hay không.
Nhà kinh tế cao cấp Jennifer McKeown của Capital Economics cho rằng ECB cần phải thông báo về những chính sách kích thích tiếp theo trước khi quá muộn. Theo bà, việc công bố gia hạn Chương trình Mua Tài sản (APP) thêm 6 tháng sẽ được công bố trước cuộc họp tháng 12. Nếu không, ECB sẽ phải tăng tốc độ mua tài sản hiện nay của họ.
NDH
- Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Chiến lược của Temu đang hủy hoại thương hiệu nội địa (09/09/2016)
- Temu gây bão toàn cầu nhưng công ty mẹ PDD vẫn chìm trong sóng gió (09/09/2016)
- Dow Jones tăng hơn 450 điểm (09/09/2016)
- Nvidia: Doanh thu tăng vọt 94%, nhưng cổ phiếu vẫn giảm (09/09/2016)
- S&P 500 gần như đi ngang chờ báo cáo lợi nhuận của Nvidia (09/09/2016)
- Nasdaq Composite tăng hơn 1% nhờ cú bứt tốc của Nvidia (09/09/2016)
- Google có thể phải bán “viên ngọc quý” Chrome (09/09/2016)
- Tesla giúp Nasdaq Composite tăng điểm (09/09/2016)
- Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định (09/09/2016)