Hiện 25% người Mỹ sinh ra sau năm 1980 có thái độ hoài nghi về Chính phủ, tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với cách đây 20 năm. Nếu đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tham gia một cuộc thi với nhiệm vụ là tăng thêm sự hoài nghi trong lòng những cử tri trẻ tuổi, họ đã làm rất tốt trong chiến dịch tranh cử năm nay.
Chỉ còn vài ngày nữa cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 sẽ khép lại. Trên thực tế, bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump không phải là một lựa chọn quá khó khăn.
Dựa trên chiến dịch của hai ứng cử viên, có thể thấy rằng ông Trump sẽ là một tổng thống kinh khủng nếu trúng cử. Kinh nghiệm, tính cách và phong thái của ông Trump đều cho thấy ông không phù hợp với vị trí tổng thống Mỹ, người chỉ huy lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới và nắm giữ vũ khí hạt nhân của nước Mỹ.
Nếu ông Trump trở thành tổng thống, ông chắc hẳn sẽ đưa ra những chính sách dựa trên tính cách của mình. Ông sẽ giảm thuế cho người giàu và áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại khiến giá cả hàng hoá tăng, gây bất lợi cho người nghèo.
Mọi quan niệm của ông Trump về môi trường, nhập cư hay vai trò của nước Mỹ trên trường quốc tế… đều đi ngược lại quan niệm của phần lớn người Mỹ.
Chỉ riêng những điều này cũng đủ để người Mỹ không lựa chọn ông Trump. Và vì thế, có lẽ họ sẽ bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton. So với ông Donald Trump và so với nhiều lời chỉ trích, bà Hillary rõ ràng là ứng cử viên xuất sắc hơn và phù hợp hơn để đảm nhiệm trách nhiệm giải quyết tình hình chính trị tại Washington.
Bà Hillary cũng có những quan điểm trái với phần đông người Mỹ. Chính sách thuế của bà quá phức tạp. Việc bà chuyển từ ủng hộ sang phản đối hiệp ước thương mại với châu Á khiến nhiều người nản lòng… Dù vậy, so với những đề xuất của ông Trump trong suốt chiến dịch, những bất đồng này là không đáng kể.
Ngoài ra, phần lớn các đề xuất chính sách của bà Hillary đều nhất quán với quan điểm của Đảng Dân Chủ như mở rộng cung cấp giáo dục mầm non và trả lương cho các trường hợp cha mẹ nghỉ chăm con mới sinh. Bà Hillary cũng mong muốn tiếp nối những nỗ lực của tổng thống Obama trong việc giảm thiểu tình trạng nóng lên toàn cầu.
Ở một mặt nào đó, ở bà Hillary cũng có hình ảnh của một nhà cách mạng. Nếu trúng cử, bà sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Sự kiện này sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử xứ cờ hoa.
Tuy nhiên, thay vì thể hiện mình có thể tạo nên một sự biến đổi lớn chỉ trong một đêm, bà Hillary tin rằng mỗi thay đổi nhỏ qua thời gian sẽ tạo ra những thay đổi lớn hơn. Và điều này gây bất lợi cho chiến dịch tranh cử của bà; bởi lẽ người ta mong đợi ứng cử viên tổng thống phải là một người truyền cảm hứng.
Dù vậy, thái độ chậm mà chắc và sự chăm chỉ của bà Hillary có lẽ sẽ giúp bà trở thành một tổng thống tốt bởi bà có cả kinh nghiệm và khả năng phán xét. Khi còn là một nghị sĩ, bà từng đảm nhiệm nhiều công việc khó khăn trong uỷ ban quân sự; khi còn là ngoại trưởng, bà khéo léo thực hiện các chính sách ngoại giao của tổng thống.
Quan điểm của bà và ông Obama về nước Mỹ có nhiều điểm chung dù khác nhau về mức độ. Bà Hillary hỗ trợ xây dựng nền tảng cho quá trình gỡ bỏ cấm vận với Cuba, đình chỉ thoả thuận hạt nhân với Iran và đạt được thoả thuận trong vấn đề nóng lên toàn cầu với Trung Quốc.
Rõ ràng, bà Hillary là một nhà ngoại giao giỏi. Câu hỏi đặt ra lúc này là bà Hillary sẽ quản lý đất nước như thế nào.
Một mặt, bà Hillary có vẻ như không phù hợp với vị trí tổng thống. Nếu trở thành tổng thống, vấn đề về quỹ Clinton hay việc sử dụng email cá nhân khi còn là ngoại trưởng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới bà.
Mặc khác, bà Hillary cũng rất thích hợp cho vị trí tổng thống. Trong chiến dịch của mình, bà Hillary luôn hướng tới xây dựng một đất nước cởi mở hơn và lạc quan hơn. Không chỉ vậy, bà Hillary có khả năng kiên nhẫn đàm phán và lắng nghe những yêu cầu tiểu tiết cần thiết trong quá trình đưa một dự luật thông qua Quốc Hội đến khi chính thức ký phê duyệt.
Không những thế, nếu Đảng Dân Chủ có thể nắm quyền kiểm soát cả Quốc Hội và vị trí tổng thống, thì đây sẽ là một nhân tố kích thích Đảng Cộng Hoà tiến hành cải cách – một điều cần thiết cho cả Đảng Cộng Hoà và nước Mỹ.
Vì vậy, trong tuần tới, nếu phần đông người Mỹ bỏ phiếu cho ứng cử viên Đảng Dân Chủ, thì đó không chỉ đơn giản là vì bà không phải là ông Trump, mà còn bởi họ hi vọng bà sẽ tái tạo lại nền dân chủ nước Mỹ.
Theo Trí thức trẻ/Economist
- Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Chiến lược của Temu đang hủy hoại thương hiệu nội địa (06/11/2016)
- Temu gây bão toàn cầu nhưng công ty mẹ PDD vẫn chìm trong sóng gió (06/11/2016)
- Dow Jones tăng hơn 450 điểm (06/11/2016)
- Nvidia: Doanh thu tăng vọt 94%, nhưng cổ phiếu vẫn giảm (06/11/2016)
- S&P 500 gần như đi ngang chờ báo cáo lợi nhuận của Nvidia (06/11/2016)
- Nasdaq Composite tăng hơn 1% nhờ cú bứt tốc của Nvidia (06/11/2016)
- Google có thể phải bán “viên ngọc quý” Chrome (06/11/2016)
- Tesla giúp Nasdaq Composite tăng điểm (06/11/2016)
- Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định (06/11/2016)