Khi Tổng thống Donald Trump đẩy cuộc chiến thương mại với Trung Quốc lên một nấc thang mới, chính quyền ông rất quả quyết rằng Trung Quốc đang phải gánh chịu tác động nặng nề của thuế quan. Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro phát biểu trên CNN: "Thuế quan không gây tổn hại cho bất kỳ ai ở nước Mỹ, mà chính là Trung Quốc."
Ông Trump và những người ủng hộ ông thường lấy lý do này để "bao biện" cho thuế quan hiện tại áp lên 250 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo họ, thuế quan sẽ gây tổn hại cho kinh tế Trung Quốc và buộc chính quyền Bắc Kinh phải nhượng bộ về những điều khoản như: tiếp cận thị trường, bảo vệ chặt chẽ hơn đối với vấn đề sở hữu trí tuệ. Gần đây, khi Trung Quốc tuyên bố tốc độ tăng trưởng hàng quý đã giảm tốc, từ 6,4% xuống còn 6,2%, ông Trump chia sẻ trên Twitter rằng tình trạng này là hậu quả trực tiếp từ thuế quan của ông và Trung Quốc sẽ phải thực hiện thoả thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump dường như đặc biệt thích thú với bằng chứng cho thấy chính sách của ông đang khiến kinh tế Bắc Kinh phải "chịu khổ". Theo một phân tích gần đây của Foreign Affairs, "rõ ràng rằng chính quyền ông Trump đang cố cắt đứt, không phải hàn gắn mối quan hệ này."
Chính sách này đang được thực hiện dựa trên niềm tin rằng Trung Quốc có thể lùi bước và thậm chí là sụp đổ mà không hợp tác với Mỹ, theo đó phần còn lại của thế giới cũng không tránh khỏi tổn thất. Điều này lại không hề hợp lý. Để nghĩ về việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Mỹ thì chúng ta phải tưởng tượng đó là một bộ phim viễn tưởng của những năm 1950. Ông Trump thích quan điểm rằng mâu thuẫn Mỹ - Trung là một trò chơi có tổng bằng 0 - khi Trung Quốc thua và Mỹ chiến thắng. Trong một nền kinh tế toàn cầu hoá như hiện nay, thì kết quả của trò chơi này rất có thể là cả hai quốc gia sẽ cùng nhau đi xuống.
Trong 2 thập kỷ qua, Mỹ và Trung Quốc đã phát triển mối liên kết thương mại có trị giá hơn 700 tỷ USD. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với GDP trong khu vực đạt 15 nghìn tỷ USD và sẽ vươn lên số 1 nếu con số GDP đó hoàn toàn hợp lý với sức mua. Nền kinh tế Trung Quốc cũng chìm trong "ma trận" của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có số lượng lớn các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất của Mỹ.
Bởi vậy, quan điểm cho rằng Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng nền kinh tế "bị cảm" mà các quốc gia khác không "hắt hơi" khá vô lý. Trung Quốc kết nối với nền kinh tế nội địa Mỹ như thế nào là điều quá rõ ràng. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, chủ yếu là nông nghiệp, đã giảm mạnh khi Bắc Kinh đáp trả đòn thuế quan của Mỹ. Về phần mình, chính phủ Mỹ đã phải chi 28 tỷ USD để hỗ trợ cho nông dân gặp khó khăn, con số này còn lớn hơn cả những gì Bộ Tài chính thu về từ thuế quan (đương nhiên cũng là các công ty Mỹ trả). Dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Mỹ cũng sụt giảm rất mạnh, từ 40 tỷ USD vào năm 2016, xuống chỉ còn dưới 10 tỷ USD vào năm nay. Hơn nữa, những thương vụ bất động sản mà Mỹ đã ký hợp đồng với Trung Quốc, du học sinh và khách du lịch từ Trung Quốc đang chi tiêu ít hơn khi đến Mỹ.
Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến chúng ta kể cả chỉ là rất nhỏ, nếu nền kinh tế Trung Quốc mất đà. Một nền kinh tế chùng xuống không chỉ ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu của Mỹ và những bên vốn dựa vào đầu tư của Trung Quốc. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực châu Á. Đặc biệt, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ bị tác động mạnh bởi họ phụ thuộc vào việc bán sản phẩm cao cấp cho Trung Quốc. Điều tương tự sẽ xảy ra với Đức ở EU. Hơn nữa, một nước Đức đang gặp khó khăn cũng gây áp lực lên toàn bộ châu Âu. Kết quả là, cuộc suy thoái toàn cầu sẽ xảy đến, Mỹ cũng không thể thoát khỏi.
Một số bất trắc mà Trung Quốc phải đối mặt trong năm nay không phải là do chiến tranh thương mại với Mỹ. Họ có những khó khăn đến từ trong nước, từ tình trạng nợ tăng vọt, giá bất động sản tăng quá cao cho tới việc chính quyền Bắc Kinh không sẵn sàng để cải tổ và giải quyết những vấn đề của các doanh nghiệp lớn thuộc nhà nước. Chính quyền ông Tập coi tham nhũng là điều gây cản trở cho hoạt động kinh tế, họ cũng thắt chặt kiểm soát và coi đó là điều kìm hãm sự đổi mới và ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh. Hơn nữa, các khoản đầu tư lớn vào châu Á và châu Phi hiện tại vẫn chưa đem lại kết quả đặc biệt khả quan.
Tuy nhiên, thuế quan và sự nản lòng của các công ty nước ngoài khi đầu tư và mở rộng phát triển tại Trung Quốc chắc chắn là một yếu tố gây thêm áp lực. Thuế quan là một chính sách được đưa ra đi kèm sự bực bội của Mỹ, mà họ không nhận ra rằng thời kỳ "đơn cực" của họ đã qua từ lâu. Họ mang theo một vết thương mà Trung Quốc gây ra, nhưng cũng đang tung đòn đáp trả.
Hiện tại, đã có những dấu hiệu cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang dần suy yếu. Có thể diễn biến của nền kinh tế đang đi theo hướng tiêu cực cho dù chính quyền ông Trump có làm gì, nhưng thuế quan không hề có tác dụng. Không chỉ có sự lo ngại về mội cuộc đại suy thoái, mà sự bất ổn còn đang làm mất đi niềm tin kinh doanh - vốn là "cơn gió ngược" lớn trong 3 năm qua. Nhà Trắng có thể đã tự thuyết phục rằng họ có thể làm những gì họ muốn với Trung Quốc mà không phải chịu ảnh hưởng, nhưng những con số của nền kinh tế đã cho thấy điều ngược lại.
Nhiều dấu hiệu cho thấy người Mỹ hiểu về các loại chi phí hơn Nhà Trắng. Theo một cuộc thăm dò vừa được công bố, 40% những người ủng hộ quan điểm thương mại tự do, con số đã tăng mạnh kể từ khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ, trong khi chỉ có 27% mang quan điểm ngược lại. Trong khi ông Trump và đồng minh cho rằng Trung Quốc lợi dụng Mỹ về nhiều năm có những thoả thuận tồi, rất nhiều người nhận ra rằng bất kể họ mang nhược điểm gì thì mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung cũng mang lại lợi ích to lớn cho cả xã hội và giờ đây nó đang bị tan vỡ. Bởi vậy, cả 2 nền kinh tế sẽ phải chịu tổn hại.
Điều chúng ta thấy ở đây là rất rõ: Thật dễ dàng để nói rằng thời đại toàn cầu hoá đã kết thúc, nhưng lại khó khăn hơn để kết thúc nó. Một hệ thống đã gắn kết với nhau một cách cẩn thận và tốn kém trong 20 năm sẽ rất dễ gây ra gánh nặng, chứ không dễ bị đập tan mà không mang đến sự tổn thất. Chính quyền ông Trump đã tuyên bố rằng họ có thể ép buộc Trung Quốc và cắt đứt mối quan hệ đó mà Mỹ chỉ phải chịu hậu quả tối thiểu. Bởi cuộc chiến thương mại đã diễn ra trong hơn 1 năm, với khoảng hơn 10 tỷ USD thuế quan được áp dụng, thì tuyên bố trên không còn là điều thực tế. Kịch bản này ngày càng khó có thể duy trì, còn những con số thì ngày càng khó để phủ nhận.
Thật dễ dàng để đứng ở vị trí cao và cứng rắn thảo luận, nhưng tình hình ở Trung Quốc ngày càng căng thẳng thì Mỹ cũng không thể tránh khỏi. Dẫu vậy, suy nghĩ đầy mong muốn của Nhà Trắng là Mỹ và Trung Quốc vẫn giữ được sự thân mật. Sự thay đổi về hệ thống có thể sẽ diễn ra, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và gây ra nhiều tổn thất, sự gián đoạn hơn so với những gì Nhà Trắng hứa hẹn.
Giảng viên Đại học Harvard: Bất chấp bối cảnh thế giới đầy biến động và rủi ro suy thoái kinh tế, đây là lý do tại sao ông Trump sẽ tái đắc cử!- Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Chiến lược của Temu đang hủy hoại thương hiệu nội địa (25/08/2019)
- Temu gây bão toàn cầu nhưng công ty mẹ PDD vẫn chìm trong sóng gió (25/08/2019)
- Dow Jones tăng hơn 450 điểm (25/08/2019)
- Nvidia: Doanh thu tăng vọt 94%, nhưng cổ phiếu vẫn giảm (25/08/2019)
- S&P 500 gần như đi ngang chờ báo cáo lợi nhuận của Nvidia (25/08/2019)
- Nasdaq Composite tăng hơn 1% nhờ cú bứt tốc của Nvidia (25/08/2019)
- Google có thể phải bán “viên ngọc quý” Chrome (25/08/2019)
- Tesla giúp Nasdaq Composite tăng điểm (25/08/2019)
- Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định (25/08/2019)