Các quốc gia thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa khiến thị trường bất ngờ khi nhất trí về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng lần đầu tiên trong vòng 8 năm trở lại đây. Đây là quyết định không ai ngờ tới bởi các nhà giao dịch đều dự đoán OPEC sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách duy trì sản lượng để giữ thị phần mà nhóm này đã thực hiện suốt từ năm 2014 đến nay.
Bộ trưởng Dầu mỏ của các nước cho biết OPEC đồng thuận hạn chế sản lượng của toàn nhóm ở mức 32,5 – 33 triệu thùng/ngày, tức là giảm gần 750.000 thùng so với sản lượng của OPEC trong tháng 8. Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh, tổng sản lượng sẽ được phân chia giữa các nước thành viên.
Saudi Arabia – nước nắm nhiều quyền lực nhất ở OPEC – đã có sự nhượng bộ khi miễn trừ Iran khỏi thỏa thuận này. Tuy nhiên, vẫn nhiều chi tiết phải bàn và OPEC sẽ đưa ra mức hạn ngạch cho từng nước sớm nhất là vào cuộc họp sắp tới sẽ diễn ra vào cuối tháng 11.
Sau thông tin này, giá dầu ngay lập tức tăng vọt. Dầu thô biển Bắc giao dịch ở London tăng 6,5%, lên 48,96 USD/thùng. Cổ phiếu của Exxon – công ty dầu mỏ đại chúng lớn nhất thế giới – tăng vọt 4,4%, mạnh nhất kể từ tháng 2.
Giá dầu tăng mạnh sau khi thỏa thuận được công bố
Đây là quyết định mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành năng lượng thế giới cũng như triển vọng của các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, từ những tập đoàn lớn như Exxon Mobil đến những công ty dầu đá phiến nhỏ hơn ở Mỹ hay những nước như Nga và Saudi Arabia. Tuy nhiên, đối với người tiêu dùng thì đây lại không phải là tin vui vì chắc chắn trong thời gian tới giá dầu sẽ tăng.
Thái độ của Saudi Arabia cho thấy những nỗi đau kinh tế mà giá dầu thấp mang lại cho đất nước này đã vượt quá mức chịu đựng. Nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới đối mặt với thâm hụt ngân sách cao kỷ lục và đã đốt cháy một lượng lớn dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nội tệ. Đầu tuần này, Saudi Arabia vừa công bố cắt một nửa tiền thưởng của công chức nhà nước.
Trước mắt, ngoài việc bàn bạc về các chi tiết, OPEC cũng phải thuyết phục các nước sản xuất dầu bên ngoài nhóm (mà quan trọng nhất là Nga) hạn chế sản lượng. Tháng 9 vừa qua, Nga sản xuất 11,1 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng so với tháng 8.
Tuy nhiên cũng có một số hoài nghi về những cam kết mà OPEC vừa đạt được ở Algiers. “Một lần nữa OPEC cho thấy họ có thể điều khiển tâm lý của thị trường bằng những câu nói. Thực tế diễn ra như thế nào thì thời gian mới có thể cho chúng ta câu trả lời”, Bob McNally – người sáng lập hãng tư vấn The Rapidan Group nhận định.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
- Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Chiến lược của Temu đang hủy hoại thương hiệu nội địa (29/09/2016)
- Temu gây bão toàn cầu nhưng công ty mẹ PDD vẫn chìm trong sóng gió (29/09/2016)
- Dow Jones tăng hơn 450 điểm (29/09/2016)
- Nvidia: Doanh thu tăng vọt 94%, nhưng cổ phiếu vẫn giảm (29/09/2016)
- S&P 500 gần như đi ngang chờ báo cáo lợi nhuận của Nvidia (29/09/2016)
- Nasdaq Composite tăng hơn 1% nhờ cú bứt tốc của Nvidia (29/09/2016)
- Google có thể phải bán “viên ngọc quý” Chrome (29/09/2016)
- Tesla giúp Nasdaq Composite tăng điểm (29/09/2016)
- Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định (29/09/2016)