Các nước thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng nữa, sau khi thỏa thuận mang tính lịch sử mà tổ chức này đạt được năm ngoái đã thất bại trong việc triệt tiêu nguồn cung dư thừa hay duy trì một đà hồi phục giá bền vững.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait Issam Almarzooq, các thành viên tham dự cuộc họp ở Vienna đã đồng ý kéo dài thỏa thuận đến tháng 3 năm sau. Nigeria và Libya vẫn được miễn trừ, không phải cắt giảm trong khi Iran (vốn là nước được phép tăng sản lượng do mới thoát cấm vận) sẽ giữ nguyên sản lượng.
6 tháng sau khi 24 nước đạt được thỏa thuận lịch sử, mức sản lượng mà OPEC cắt giảm đã đạt trên cả kỳ vọng. Tuy nhiên, một lần nữa sự trỗi dậy của dầu đá phiến Mỹ lại khiến lượng dầu dự trữ vẫn ở trên mức mục tiêu. Dù nguồn cung đang thu hẹp, các bộ trưởng OPEC vẫn phải thừa nhận rằng ít nhất là đến cuối năm nay, số dầu dư thừa từ 3 năm sản xuất vượt mức trước đó mới có thể tiêu tan.
Trước thông tin này, thị trường dầu mỏ dường như có chút thất vọng bởi “mức cắt giảm không tăng lên như thị trường mong đợi”, theo Jan Edelmann, chuyên gia phân tích hàng hóa tại HSH Nordbank AG.
Tính đến 3h chiều nay (25/5) theo giờ London, dầu thô biển Bắc được giao dịch ở mức 53,82 USD/thùng, giảm 0,3%. Trước đó giá giảm 2,3%.
Theo kế hoạch ban đầu, thỏa thuận có hiệu lực 6 tháng từ tháng 1, nhưng niềm tin vào thỏa thuận – cũng chính là thứ đẩy giá dầu tăng 20% kể từ đó đến nay – dần phai nhạt khi lượng dầu tồn kho vẫn cao và sản lượng của Mỹ tăng lên.
Thỏa thuận được gia hạn thêm giúp kéo dài giai đoạn khá kỳ lạ trên thị trường, khi mà OPEC hợp tác với một số đối tác lớn nhất trong đó có Nga. Lần cuối cùng 2 bên hợp tác là cách đây 15 năm nhưng thỏa thuận cũng sớm đổ vỡ. Thỏa thuận hiện nay bao gồm các quốc gia đang khai thác khoảng 60% lượng dầu trên toàn thế giới, nhưng không có những nhà sản xuất lớn như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Na Uy và Brazil.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
- Dow Jones tăng thêm hơn 400 điểm và lập kỷ lục mới (25/05/2017)
- Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc: Chiến lược của Temu đang hủy hoại thương hiệu nội địa (25/05/2017)
- Temu gây bão toàn cầu nhưng công ty mẹ PDD vẫn chìm trong sóng gió (25/05/2017)
- Dow Jones tăng hơn 450 điểm (25/05/2017)
- Nvidia: Doanh thu tăng vọt 94%, nhưng cổ phiếu vẫn giảm (25/05/2017)
- S&P 500 gần như đi ngang chờ báo cáo lợi nhuận của Nvidia (25/05/2017)
- Nasdaq Composite tăng hơn 1% nhờ cú bứt tốc của Nvidia (25/05/2017)
- Google có thể phải bán “viên ngọc quý” Chrome (25/05/2017)
- Tesla giúp Nasdaq Composite tăng điểm (25/05/2017)