Chân dung Paul Volcker - người ghìm cương lạm phát, cha đẻ của "vòng kim cô" siết chặt các ngân hàng đầu tư
Trong sự nghiệp trải dài hơn nửa thế kỷ của mình, Volcker được coi là người dọn dẹp những cú đổ vỡ gây nên sự hỗn loạn trong nền kinh tế Mỹ.
Shanghai Composite đi xuống sau khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu nhất trong 27 năm
Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương suy yếu vào buổi sáng ngày thứ Hai (15/07) sau khi Bắc Kinh công bố dữ liệu cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu nhất trong ít nhất 27 năm.
Tính tới lúc 9h46 ngày thứ Hai (15/07 – giờ Việt Nam), chứng khoán Trung Quốc đại lục nhuốm sắc đỏ, trong đó Shanghai Composite giảm 0.52%, còn Shenzhen Component lùi 0.29%. Shenzhen Composite hạ 0.359%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lùi 0.45%, trong đó Hồng Kông vẫn còn bị mắc kẹt trong sự bất ổn xoay quanh dự luật dẫn độ đầy tranh cãi. Trong ngày Chủ nhật (14/07), tờ Financial Times dẫn lại nguồn tin thân cận cho biết Bắc Kinh từ chối chấp nhận đơn từ chức của nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam.
Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0.13%. Chỉ số ASX 200 của Australia lùi 0.52% khi hầu hết lĩnh vực đều suy yếu. Cổ phiếu của nhà quản lý tài sản AMP sụt hơn 13% sau khi Công ty cho biết khó mà bán lại mảng bảo hiểm nhân thọ và bảo vệ tài sản.
Thị trường Nhật Bản tạm ngưng giao dịch trong ngày thứ Hai (15/07) nhân dịp lễ.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6.2%, yếu nhất trong 27 năm
Trung Quốc vừa công bố dữ liệu GDP quý 2/2019 trong ngày thứ Hai (15/07), trong đó cho thấy nền kinh tế tăng trưởng chậm lại ở mức 6.2%, yếu nhất trong ít nhất là 27 năm, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu thể hiện rõ tác động tiêu cực.
Trong ngày thứ Hai (15/07), Cục Thống kê Trung Quốc cho biết trong giai đoạn tháng 4-6/2019, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6.2% so với cùng kỳ năm trước, cũng trùng khớp với dự báo của các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.
Con số tăng trưởng của quý 2/2019 là mức tăng trưởng yếu nhất của Trung Quốc kể từ quý 1/1992 – thời điểm dữ liệu hàng quý được ghi nhận lại, theo Reuters.
Trong quý 1/2019, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6.4% so với cùng kỳ năm trước. Xung đột thương mại Mỹ-Trung kéo dài hơn 1 năm qua đang gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc.
Dữ liệu trong ngày thứ Sáu (12/07) cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2019 của Trung Quốc suy giảm so với cùng kỳ năm trước, do Mỹ nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh do nhu cầu trong nước giảm tốc.
Các chuyên gia lo sợ đà giảm tốc về kinh tế sẽ diễn ra trên toàn cầu nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn.
Đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc trong quý 2/2019 “có thể gây ra sự chao đảo tới phần còn lại của châu Á nếu đà giảm tốc thổi bùng nỗi lo về căng thẳng thương mại”, Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược châu Á và châu Đại Dương tại Mizuho Bank, cho hay.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
Trong sự nghiệp trải dài hơn nửa thế kỷ của mình, Volcker được coi là người dọn dẹp những cú đổ vỡ gây nên sự hỗn loạn trong nền kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm nhẹ vào ngày thứ Ba (10/12) khi thời hạn thương mại Mỹ - Trung đến gần ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, CNBC đưa tin.
Ngày 10/12, Ủy ban Giám sát Chứng khoán Nhật Bản (SESC) cho biết đã đề nghị mức phạt 2,4 tỷ Yên (22 triệu USD) đối với hãng xe Nissan Motor vì không báo cáo đầy đủ về lương thưởng dành cho cựu chủ tịch Carlos Ghosn, theo hãng tin Reuters.
Những chính sách được đưa ra nhằm chống lại biến đổi khí hậu có thể "thổi bay" 2.300 tỷ USD vốn hoá của các công ty niêm yết trên khắp thế giới.
Chứng khoán Mỹ có phiên giảm điểm đầu tiên trong 4 phiên vào ngày thứ Hai (09/12), khi nhà đầu tư tạm nghỉ sau đà tăng mạnh trong phiên trước đó, CNBC đưa tin.
Theo phóng viên của SCMP, Alipay và Wechat Pay đã mở rộng hệ sinh thái thanh toán qua điện thoại cho người nước ngoài nhưng việc sử dụng những ứng dụng trong đó lại rất hạn chế.
Hệ thống này sẽ được triển khai trên cả nước, áp dụng đối với cả công ty nội địa và công ty nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp đều cố gắng có được những dữ liệu trong sạch nhất có thể.
Thuế quan của Mỹ đã gây ra những thiệt hại không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của nước này ở ngay chính thời điểm mà lực cầu vốn đã yếu ớt trên toàn cầu.
Facebook, Google, Apple, Amazon đối mặt với hàng loạt các cuộc điều tra từ chính quyền liên bang, các bang và Quốc hội.
Theo tài liệu của American Airlines, ông Steve Rothstein tới lui những nơi này nhiều nhất:
Nếu việc suy nghĩ về vấn đề quản lý tài chính luôn mang lại cho bạn cảm giác lo lắng, thì bạn không hề cô đơn: Tiền bạc chính là yếu tố gây căng thẳng số 1 ở Mỹ.
XTX Markets là một quỹ đầu tư ngoại hối đến từ Anh. XTX chọn cách tiếp cận khác biệt đối với thị trường, máy tính của quỹ này sử dụng các công thức toán học và dựa trên dữ liệu để tìm ra phương pháp giao dịch hiệu quả.