Khi đồng NDT chạm đến mức tâm lý gần 7 NDT đổi 1 USD trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ, Thống đốc của PBOC đã nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng đồng nội tệ của Trung Quốc đang ở "mức cân bằng hợp lý".
Tại cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tại Bali, ông Yi nói: "Sự biến động của đồng NDT là bình thường. Đồng tiền có cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, mà hiện đang cho thấy sự biến động mang tính hai chiều."
Ông cho biết thêm: "Trong cả năm, đồng NDT sẽ ở mức hợp lý so với tình trạng đồng USD có tỷ giá cao." Ngân hàng trung ương nước này đã thiết lập tỷ lệ tham chiếu của đồng NDT ở mức 6,9154 đổi 1 USD vào hôm thứ Hai tuần trước, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2017. Đồng NDT giao dịch trong lục địa ở mức 6,9025 vào lúc 9 giờ 37 (giờ Bắc Kinh).
Những bình luận của ông Yi được đưa ra vài ngày trước khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin dự định công bố một bản báo cáo mà trong đó Trung Quốc có thể bị cáo buộc thao thúng tiền tệ và trong bối cảnh căng thẳng thương mại không có dấu hiệu hạ nhiệt. Cuộc chiến thuế quan đang là gánh nặng tâm lý của các nhà đầu tư, dẫn đến tình trạng bán tháo ồ ạt vào tuần trước và ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu, theo đó IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu lần đầu tiên trong vòng 2 năm.
Yi cho hay ông đã có "những cuộc đàm phán rất hiệu quả" với Mnuchin tại Bali.
Xem xét về kịch bản xấu nhất
Trong một báo cáo về chính sách vào tháng 8, PBOC đã đề cập đến "suy nghĩ cuối cùng" trong chính sách tiền tệ. Yi đã giải thích vào hôm Chủ Nhật rằng, điều đó có nghĩa là "chúng tôi đang suy nghĩ rất kỹ về những tất cả những rủi ro, chuẩn bị cho những ngày đen tối và cả kịch bản tồi tệ nhất."
Hiện tại, tỷ giá hối đoái "tương đối ổn định" và đồng NDT "vẫn mạnh trong số các quốc gia đã phát tiển và đang phát triển, ông cho biết thêm. Đồng USD mạnh và việc Fed nâng lãi suất đã là khiến các điều kiện "chặt chẽ một chút" và "dòng vốn chảy ra ngoài một số quốc gia đang phát triển".
Đồng NDT đã giảm hơn 9% so với đồng USD trong 6 tháng qua, khiến đây chính là một trong những đồng tiền tệ có diễn biến tệ nhất châu Á, do chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ và triển vọng nền kinh tế trong nước tệ hơn.
"Trên thực tế, Trung Quốc đang ở một tình huống rất tốt, với biến động về tổng thể không hề lớn", ông nói thêm rằng sự biến động là "về cơ bản tương tự" với các đồng tiền của các quốc gia phát triển và ít hơn nhiều so với những nền kinh tế đang phát triển.
Ông nói: "Tăng trưởng kinh tế, tình hình việc làm và biến động mang tính hai chiều của đồng NDT đang nằm trong một phạm vi hợp lý."
Chính sách trung lập
Về chính sách tiền tệ, Yi nhắc lại rằng quan điểm của họ là "thận trọng và trung lập". Ông cho biết: "Chính sách tiền tệ của Trung Quốc cần xem xét các yếu tố quốc tế, nhưng nguyên tắc của chúng tôi là ưu tiên các điều kiện trong nước khi hoạch định chính sách tiền tệ."
Ông nói: "Trong vài ngày qua, tôi đã nói chuyện với đến hơn 10 nhà lãnh đạo kinh tế của các quốc gia. Họ đều cảm nhận được tác động tiêu cực đến nền kinh tế" từ cuộc chiến thương mại.
Yi nói với các đại biểu tại hội thảo rằng quốc gia này đang tìm cách giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ một cách tích cực và sẽ tiếp tục mở rộng phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính. Dù vậy, Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài.
Những tính toán hiện tại
"Chúng tôi chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Bạn thấy rằng nhiều người ở Trung Quốc hiện đang chuẩn bị đối phó với cuộc chiến thương mại trong trường hợp sẽ trở thành một tình huống kéo dài. Chúng tôi có một cái nhìn rất thẳng thắn rằng chúng tôi nên tìm kiếm giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng, không chỉ chúng tôi, mà còn các nước láng giềng và cả thế giới."
Yi cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm qua các năm và có khả năng sẽ giảm xuống dưới 1% GDP trong năm nay. Có những phần trong cuộc chiến thương mại với Mỹ không được dữ liệu phản ánh, chẳng hạn như các công ty con của Mỹ sản xuất và bán hàng tại Trung Quốc.
Trong một tuyên bố gửi đến Uỷ ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (IMFC), Yi cho biết Trung Quốc sẽ không sử dụng tiền tệ như một công cụ đối phó với các xung đột thương mại, mà chính quyền nước này sẽ tiếp tục để thị trường xác định tỷ giá hối đoái.
Nhân dân tệ trở thành đồng tiền tệ yếu nhất châu Á- Thế giới tài chính thời Trump 2.0 khác gì với năm 2016? (15/10/2018)
- Tăng hơn 300 điểm, Dow Jones vượt mốc 44,000 điểm (15/10/2018)
- Trump thắng cử, nhưng vẫn có lý do để lo đấy, Elon Musk! (15/10/2018)
- Chiến lược đầu tư dài hạn hậu bầu cử Mỹ: Cơ hội và thách thức (15/10/2018)
- Giới đầu tư săn tìm cổ phiếu hưởng lợi từ chính sách của Trump (15/10/2018)
- Cú bắt tay Musk-Trump đẩy vốn hóa Tesla vượt 1,000 tỷ USD (15/10/2018)
- Dow Jones chinh phục mốc 44,000 điểm, S&P 500 và Nasdaq lập kỷ lục mới (15/10/2018)
- S&P 500 và Nasdaq Composite nối dài đà tăng sau khi Fed hạ lãi suất (15/10/2018)
- Ngay cả Warren Buffett cũng nghĩ cổ phiếu Berkshire Hathaway quá đắt (15/10/2018)