Lo ngại về một đợt thất thoát vốn như hồi năm 2015, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang nhắm đến một kế hoạch để giảm áp lực đối với đồng tiền tệ của mình. Họ có thể thu hút dòng tiền mặt từ nước ngoài và tăng nhu cầu đối với đồng NDT bằng cách mở cửa cho các nhà đầu tư trái phiếu. Bởi các quỹ lớn nước ngoài luôn tìm cách để đa dạng hoá và muốn tiếp xúc với thị trường trái phiếu của Trung Quốc - thị trường lớn thứ ba thế giới.
Tiền đã được đổ vào và dòng tiền cũng "tăng tốc" sau khi Trung Quốc thiết lập một kênh có tên "Bond Connect" (Kết nối Trái phiếu) cho người nước ngoài để giao dịch qua Hồng Kông vào tháng 7 năm 2017. Tuy nhiên, các quỹ nước ngoài lại bắt đầu rút tiền ra vào cuối năm 2018.
Họ đã khiến thị trường ảm đạm bằng việc đa dạng hoá kênh đầu tư. Trái phiếu chính phủ của Trung Quốc là một trong những nhóm tài sản có diễn biến tốt nhất năm 2018, với mức lợi suất là 7,7%, trong khi lợi suất của trái phiếu Kho bạc Mỹ là 0,8%, theo dữ liệu của Bank of America Merrill Lynch. Tuy vậy, mức tăng đó được tính bằng NDT và đồng NDT đã giảm giá 5,4% so với đồng USD.
Việc tạo cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc vẫn không đủ để vượt qua những lo ngại về vấn đề địa chính trị. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đồng NDT và cũng có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng trước khi họ tăng lượng nắm giữ trái phiếu Trung Quốc, giới theo dõi cho hay. Các nhà đầu tư Mỹ đã cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ tính bằng USD trong tháng 10. Họ chỉ chiếm 2% trong số lượng trái phiếu 5 năm mà Trung Quốc phát hành, giảm từ mức 20% trong năm 2017. Ngân hàng lớn nhất nước này, Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc, đã huỷ bỏ việc bán trái phiếu bằng USD tại Mỹ vào tháng 11 vừa rồi.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trái phiếu. Hơn nữa, Goldman Sachs cũng dự đoán về một chiến dịch mới của Trung Quốc nhằm "quảng bá" đồng tiền tệ của mình. Một phần của kế hoạch này có liên quan đến các quy định cải tổ nhằm đưa trái phiếu Trung Quốc "có mặt" trong các chỉ số trái phiếu toàn cầu. Một cột mốc quan trọng có thể diễn ra vào tháng 4 tới, đó là khi khoản nợ của Trung Quốc sẽ bắt đầu được đưa vào Chỉ số Tổng hợp Toàn cầu của Bloomberg Barclays. Nhu cầu tăng trưởng vẫn có cơ hội đi lên, các bên nước ngoài mua trái phiếu cho đến nay vẫn là các quỹ đầu tư quốc gia và các ngân hàng trung ương, có "rất ít" nhà quản lý tài sản không chính thức tham gia vào lĩnh vực này, theo Morgan Stanley.
Lượng nắm giữ trái phiếu Trung Quốc của khối ngoại
"Dòng vốn vào, đặc biệt là những người quan tâm tới thị trường trái phiếu, sẽ rất quan trọng đối với cán cân thanh toán của Trung Quốc, khi tình trạng của sổ sách kế toán đang kém dần trong bối cảnh cuộc chiến thương mại và việc tái cấu trúc nền kinh tế", Becky Liu, chủ tịch chiến lược kinh tế vĩ mô của Trung Quốc tại Standard Chartered Plc Hồng Kông, cho hay.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc đã giảm dần và một số kinh tế gia thậm chí dự đoán rằng trong những năm tới nước này sẽ chuyển sang tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài. Nếu thị trường trái phiếu Trung Quốc nhận được "cơn sóng" tiền mặt từ khối ngoại thì điều đó sẽ góp phần "cứu nguy" cho tình trạng thâm hụt mà không phải chịu một khoản nợ bằng ngoại tệ với đầy rủi ro.
Những ước tính về dòng vốn trong những năm tới là rất khác nhau, từ khoảng 760 tỷ USD trong dài hạn theo dự đoán của Morgan Stanley cho tới 1 nghìn tỷ USD đến năm 2022 của Goldman Sachs, hay 3 nghìn tỷ USD đến năm 2020 của UBS Asset Management.
Jason Pang, một nhà quản lý danh mục đầu tư trái phiếu tại JPMorgan Hồng Kông, cho biết công ty của ông đã tăng lượng nắm giữ trái phiếu Trung Quốc trong những tháng gần đây và nói thêm: "Việc chúng tôi có tăng thêm hay không phụ thuộc vào cuộc chiến thương mại."
Chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh nhờ tin đàm phán Mỹ-Trung- Thế giới tài chính thời Trump 2.0 khác gì với năm 2016? (05/01/2019)
- Tăng hơn 300 điểm, Dow Jones vượt mốc 44,000 điểm (05/01/2019)
- Trump thắng cử, nhưng vẫn có lý do để lo đấy, Elon Musk! (05/01/2019)
- Chiến lược đầu tư dài hạn hậu bầu cử Mỹ: Cơ hội và thách thức (05/01/2019)
- Giới đầu tư săn tìm cổ phiếu hưởng lợi từ chính sách của Trump (05/01/2019)
- Cú bắt tay Musk-Trump đẩy vốn hóa Tesla vượt 1,000 tỷ USD (05/01/2019)
- Dow Jones chinh phục mốc 44,000 điểm, S&P 500 và Nasdaq lập kỷ lục mới (05/01/2019)
- S&P 500 và Nasdaq Composite nối dài đà tăng sau khi Fed hạ lãi suất (05/01/2019)
- Ngay cả Warren Buffett cũng nghĩ cổ phiếu Berkshire Hathaway quá đắt (05/01/2019)