Nhà đầu tư lãi bao nhiêu nếu mua cổ phiếu Facebook 10 năm trước?
Dù tăng vượt trội so với chỉ số S&P 500, cổ phiếu Facebook "lép vế" so với các đại gia công nghệ Mỹ khác như Amazon, Apple, Alphabet...
Sáng 22/1 theo giờ Hà Nội, Bitcoin tiếp tục bị bán tháo với mức giả 11,4% xuống còn 36.259,3 USD/coin. Mức giá này, Bitcoin đã giảm gần 50% so với đỉnh gần 67.000 USD mà nó xác lập vào năm ngoái.
Trong vài ngày qua, giá Bitcoin đã rơi thẳng đứng từ khoảng 43.000 USD xuống còn 36.000 USD như hiện nay. Các nhà phân tích cho biết họ không nhìn thấy điểm tích cực nào với giá Bitcoin cho tới vùng hỗ trợ tiếp theo, điều cho thấy đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới có thể tiếp tục giảm hơn nữa.
Tuy nhiên, giá Bitcoin vẫn vô cùng cao nếu so sánh với khởi đầu của nó. Trung tuần tháng 2 cách đây đúng 11 năm, Bitcoin đi vào lịch sử khi xác lập giá 1 USD/coin. Đồng tiền số lâu đời nhất thế giới này được tạo ra năm 2009 bởi một người ẩn danh dùng tên Satoshi Nakamoto. Tới ngày 9/2/2011, Bitcoin chính thức có giá 1 USD.
Với khởi đầu khiêm tốn đó, Bitcoin vươn lên trở thành đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất, dẫn dắt cả thị trường. Ở đỉnh, Bitcoin từng được giao dịch với giá 67.000 USD/coin, tương đương 6.700.000% so với thời điểm nó đạt 1 USD. Bây giờ, ngay cả khi Bitcoin đang bị bán tháo, con số này vẫn là 3.620.000%.
Mức tăng trưởng này đủ khiến tất cả các thị trường chứng khoán toàn cầu bị lu mờ. Tuy nhiên, thị trường tiền số, bao gồm cả Bitcoin, liên tục gắn liền với những biến động khủng khiếp. Phần đông các nhà đầu tư cũng đều ôm giấc mộng đổi đời. Cùng với việc sử dụng đòn bẩy lớn, những cú bán tháo cũng có thể khiến nhiều người trắng tay.
Rủi ro lớn và lợi nhuận nhiều luôn song hành với lịch sử phát triển của Bitcoin và các loại tiền số khác. Tuy nhiên, đồng tiền số giá trị vốn hóa lớn nhất ngày càng nhận được nhiều niềm tin từ các nhà đầu tư tổ chức, sự chấp nhận từ các quốc gia cũng như sự ủng hộ của hàng loạt tỷ phú USD.
Người ta có nhiều lý do để ủng hộ Bitcoin và một trong số đó là coi nó như bức tường chống lại lạm phát gia tăng từ các gói kích thích khủng của các chính phủ trên khắp toàn cầu. Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và nhiều Ngân hàng trung ương lớn khác đều phát tín hiệu về việc thắt chặt chính sách tiền tệ và gia tăng lãi suất. Điều này khiến Bitcoin mất đi một trong những động lực của nó.
Đà giảm của Bitcoin kéo dài từ tháng 11/2021 tới nay. Nó đã giảm khoảng 40% so với đỉnh được xác lập vào tháng 10/2021. Nhiều chuyên gia cảnh báo thị trường tiền số có thể rơi vào suy thoái khi các quốc gia tăng cường giám sát tiền số cùng một loạt các biến động dữ dội có thể làm giảm triển vọng với Bitcoin.
Hiện tại, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn các hoạt động liên quan tới tiền số ở nước này. Các nhà chức trách Mỹ cũng đang tiến hành kiểm soát một số khía cạnh của thị trường. Thậm chí, ngay cả Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã đề xuất lệnh cấm sử dụng và khai thác tiền số trên lãnh thổ Nga. Cơ quan này lập luận rằng tiền số tạo ra nguy cơ đối với "sự ổn định tài chính và đe dọa chính sách tiền tệ" của Nga.
Hiện tại, Nga là một trong 3 quốc gia hàng đầu thế giới về khai thác Bitcoin.
Tiền điện tử bị bán tháo mạnh mẽ, Bitcoin giảm 9%, Ethereum giảm 12%Dù tăng vượt trội so với chỉ số S&P 500, cổ phiếu Facebook "lép vế" so với các đại gia công nghệ Mỹ khác như Amazon, Apple, Alphabet...
Những đợt tăng nhẹ rồi lại giảm mạnh đã khiến niềm tin của nhiều nhà đầu tư về sự phục hồi của chứng khoán Mỹ lung lay.
Sau khi thua lỗ hàng tỷ USD trong cơn sốt cổ phiếu meme hồi năm ngoái, quỹ này tiếp tục hứng tổn thất nặng nề trong đợt sụt giảm chóng mặt của thị trường năm nay...
Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Năm (19/5), lùi về sát vùng thị trường “con gấu”. Nhà đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu do lo ngại việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát sẽ nhanh chóng đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Bloomberg đã liệt kê một số loại hàng hoá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng này hầu hết đều ghi nhận mức tăng lớn, là một phần nguyên nhân đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao.
Việc cải cách tính minh bạch của hệ thống tài chính được coi là trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của nước này.
Úc từ lâu đã được biết đến là "đất nước may mắn", một phần do sự giàu có về than và khí đốt, cũng như các khoáng sản như quặng sắt. Những thứ đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nhiều thế hệ sinh sống nơi đây. Thế nhưng, sự may mắn ấy có vẻ đang phai nhạt.
Các nhà đầu tư đã rút hơn 7 tỷ USD trong một thời gian ngắn kể từ khi đồng tiền số được neo giá bằng USD này trượt dốc. Sự việc cũng làm dấy lên câu hỏi về lượng tiền dự trữ được dùng làm nền tảng cho đồng stablecoin lớn nhất thế giới.
Theo Bloomberg, Sri Lanka đang có khoản nợ trái phiếu nước ngoài 12,6 tỷ USD sắp đến hạn và khả năng cao quốc gia này lại tiếp tục không thể thanh toán. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho một số quốc gia đang phát triển rằng lạm phát tăng cao sẽ gây ra những thiệt hại to lớn.
Chỉ còn 2 chỉ số chứng khoán ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữ được sắc xanh từ đầu năm đến nay, và cả hai đều ở Đông Nam Á.
Lượng tiền mặt nắm giữ ở các công ty quản lý quỹ toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ vụ khủng bố 11/09 ở Mỹ, qua đó phản ánh nỗi lo của các” tay chơi” lớn về triển vọng của thị trường chứng khoán.
Các nhà quản lý quỹ nước ngoài đã bán 35 tỷ USD trái phiếu định danh bằng đồng Nhân dân tệ trong 4 tháng đầu năm khi các đợt phong toả tác động mạnh đến đồng tiền của nước này và lợi suất tăng ở Mỹ làm giảm sựhấp dẫn của trái phiếu Trung Quốc.