Quý thảm họa của cổ phiếu công nghệ
Trong quý II, cổ phiếu hàng loạt công ty công nghệ lớn như Tesla, Amazon và Microsoft đều trải qua đợt giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Nối gót Phố Wall, chứng khoán Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc giảm hơn 2%
Chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương giảm mạnh trong ngày 29/09 sau cú lao dốc trên Phố Wall đêm qua, trong đó Nasdaq Composite sụt gần 3% khi lợi suất trái phiếu tăng mạnh.
Tính tới lúc 10h ngày 29/09 (giờ Việt Nam), tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 742 điểm (tương đương 2.46%), còn Topix sụt 2.5%. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc sụt 2.09%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chỉ còn giảm 0.71% sau khi có lúc giảm tới 1.81% đầu phiên. Chứng khoán Trung Quốc đại lục giảm mạnh, trong đó Shanghai Composite sụt 2.14%, còn Shenzhen Component lùi 0.95%. Chỉ số ASX 200 của Australia giảm 1.21%.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 1.3%.
Đêm qua, chứng khoán Mỹ giảm mạnh, với nhóm cổ phiếu công nghệ gây áp lực lên thị trường chung khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiến gần mức đỉnh 3 tháng và các nhà lập pháp ở Washington tiếp tục bế tắc trong vấn đề ngân sách.
Chỉ số Nasdaq Composite rớt 2.83%, chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2021 và chỉ số S&P 500 lùi 2.04%. Chỉ số Dow Jones mất 569.38 điểm (tương đương 1.63%).
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng nhanh vào ngày thứ Ba, có lúc tăng tới 1.567% khi nhà đầu tư tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thực hiện giảm nhịp độ kích thích mua trái phiếu khẩn cấp khi lạm phát tăng vọt. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, vốn đã dao động ở mức thấp 1.13% gần đây vào tháng 8, đảo chiều đáng kể lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2021 sau khi Fed báo hiệu vào tuần trước sẽ sớm siết mua trái phiếu hàng tháng trị giá 120 tỷ USD.
“Fed đang thay đổi quan điểm và do đó, nhà đầu tư cũng điều chỉnh lại vị thế”, Kathy Jones, Trưởng bộ phận chiến lược trái phiếu tại Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Schwab, cho biết.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
Trong quý II, cổ phiếu hàng loạt công ty công nghệ lớn như Tesla, Amazon và Microsoft đều trải qua đợt giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Đơn giản bởi vì "bạn không thể tăng lãi suất và nhìn nền kinh tế rơi vào suy thoái trong khi lạm phát vẫn ở mức cao".
Tỷ lệ người muốn tiết kiệm tiền tăng cao kỷ lục trong bối cảnh Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết trong một lưu ý gửi đến khách hàng, trong trường hợp xấu nhất là Nga cắt giảm nguồn cung 5 triệu thùng/ngày để đáp trả phương Tây, giá dầu có thể lên tới 380 USD.
Chỉ vài giờ sau khi nhận được thông báo từ chối của Ủy ban Chứng khoán Mỹ, Grayscale cho biết đã bắt đầu quy trình pháp lý để phản đối quyết định của cơ quan này...
Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu sau khi S&P 500 khép lại 6 tháng đầu năm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Các tập đoàn công nghệ lớn như Tesla, Apple vừa trải qua quý tệ nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là những cú sốc như gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát và lãi suất đi lên.
Thị trường chứng khoán toàn cầu vừa ghi nhận nửa đầu năm khó khăn nhất trong nhiều thập kỷ. Với xu hướng này, nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho viễn cảnh đà sụt giảm sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Trong sáu tháng đầu tiên, thị trường cổ phiếu hạng A của Trung Quốc đã huy động được 46 tỷ USD thông qua IPO, tăng 46% so với cùng kỳ một năm trước và đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về quy mô.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (30/6), khi S&P 500 khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất trong hơn 50 năm.
Chứng khoán Mỹ lẫn châu Âu đồng loạt giảm mạnh trong ngày 30/06, trong đó S&P 500 chuẩn bị khép lại nửa đầu năm tồi tệ nhất trong hơn 50 năm qua.
"NEWBrew" không phải loại bia bình thường mà nó được sản xuất từ nước thải đã qua xử lý và tái chế thành nước uống.