Sáng ngày 05/6/2022, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ tư với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới" do Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ đồng chủ trì, phối hợp với UBND TPHCM tổ chức, đã chính thức khai mạc tại TP.HCM. Chương trình có sự tham dự của Đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Đồng chí Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Đồng chí Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; cùng hơn 1000 đại biểu là Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương; một số đại sứ quán, lãnh sự quán và tổ chức quốc tế; các diễn giả, nhà khoa học uy tín và các doanh nghiệp. TPBank là đại diện ngân hàng duy nhất tham gia phát biểu về Chuyển đổi số tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam.
Là một trong 9 diễn giả uy tín của phần thảo luận tại chương trình, Ông Đinh Văn Chiến, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân TPBank chia sẻ: "TPBank là một ví dụ điển hình trong việc chuyển đổi số toàn diện sẽ đạt được những dấu mốc quan trọng trong hành trình chinh phục khách hàng. Chuyển đổi số là hướng đi đúng đắn, đưa TPBank từ một ngân hàng trong diện tái cơ cấu năm 2012 lên những tầm cao mới và trở thành một ngân hàng số hàng đầu như hiện nay. Chúng tôi hiện đã bước sang giai đoạn 2 của chuyển đổi số và sẵn sàng tìm kiếm những cơ hội tiếp theo để phát triển mạnh mẽ hơn."
Đại diện của TPBank cũng dành thời gian để chia sẻ về 3 điểm đặc trưng trong cách thức mà TPBank vận hành hệ thống ngân hàng khi áp dụng chuyển đổi số: nâng cao trải nghiệm khách hàng online bằng công nghệ cao, thay đổi tư duy, cách thức sử dụng ngân hàng với khách hàng offline tại chi nhánh và LiveBank 24/7 và đặc biệt là áp dụng bots để nâng cao hiệu quả đối với hoạt động vận hành nội bộ.
Sự phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Số đã mang lại tốc độ tăng trưởng vượt bậc cho TPBank. Số lượng mở tài khoản thanh toán qua kênh điện tử đã vượt các kênh truyền thống tại quầy, chiếm tới 80% lượng khách hàng mới mỗi năm. Số lượng giao dịch bình quân trên kênh số tăng trưởng đạt 120%/năm, đặc biệt tăng mạnh trong mùa dịch khi kênh truyền thống có xu hướng giảm. Giá trị giao dịch từ dịch vụ số cán mốc 55 nghìn tỷ đồng mỗi tháng, đạt bình quân 130%/năm, tỷ trọng tăng mạnh và hơn gấp đôi so với kênh truyền thống trong năm 2021. Tính đến hết năm 2021, TPBank sở hữu gần 500 điểm giao dịch (gồm cả các điểm giao dịch tự động LiveBank) trên toàn quốc. Tổng số lượng khách hàng cá nhân đạt 5 triệu khách hàng, tăng gần gấp 3 lần so với 2017.
Phần chia sẻ rất quan trọng của đại diện của TPBank tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi từ phía các đại diện tham dự hội thảo, đồng thời cho thấy được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế ngân hàng nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam là sự kiện thường niên được Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức từ năm 2017 với mục đích là nơi trao đổi ý kiến và chia sẻ quan điểm giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp về những cơ hội và thách thức của nền kinh tế, định hướng phát triển đất nước dưới tác động của đại dịch Covid-19.
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn khi giao dịch thanh toán quốc tế tại SHB (07/06/2022)
- Gói tín dụng lớn chưa từng có (07/06/2022)
- Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống vùng 1%, chạm mức thấp nhất 8 tháng (07/06/2022)
- Chủ tịch Vietlott sang làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phát triển Việt Nam (07/06/2022)
- Big4 tung gói ưu đãi lãi suất 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp và cá nhân vay sản xuất, kinh doanh (07/06/2022)
- Doanh nghiệp ngại vay vốn ưu đãi vì sợ thanh tra? (07/06/2022)
- Lienvietpostbank gia tăng tính năng bảo mật trong giao dịch trực tuyến (07/06/2022)
- Vì sao có tình trạng lãi suất huy động 6 tháng cao hơn 24 tháng? (07/06/2022)
- FED tăng lãi suất 0,25 điểm % - hàm ý và dự báo tiếp theo? (07/06/2022)